- Đọc những bài viết xung quanh vấn đề đãi ngộ giảng viên ĐH ở Việt Nam, có lẽ nhiều người có thể ngạc nhiên hay thậm chí là hoài nghi tính xác thực thông tin. Nhưng những người trong cuộc, nhất là những giảng viên trẻ thì hiểu rất rõ những bất cập, phi lí ấy.

{keywords}
Ảnh minh họa: Người Lao Động

Giảng viên là một nghề đòi hỏi năng lực cao nhưng đãi ngộ lại vô cùng thấp. Để được giữ lại trường (hoặc qua đợt thi tuyển), các cá nhân đều phải có một bảng thành tích vượt trội, nổi bật. Trong quá trình công tác luôn được yêu cầu nâng cao trình độ, có công trình khoa học, bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín …

Nhưng về đãi ngộ thì lại tỉ lệ nghịch. Một giảng viên trẻ phải trải qua 1 năm thử viện với mức lương 85% lương cơ bản, mức lương trong 3 năm tiếp theo là 130% x 2,34 (tăng 30% tiền đứng lớp). Nếu làm một phép so sánh nhỏ, 1 sinh viên tốt nghiệp trường xây dựng đi làm cho 1 công ty tư nhân hạng trung thì lương khởi điểm cũng không dưới 5.000.000 trong khi 1 sinh viên xuất sắc của ngành nếu được giữ lại trường thì không nhận được qua 3.000.000.

Hay thử làm một phép so sánh khác, 1 sinh viên sư phạm được nhận vào trường phổ thông chuyên thì mức lương là 170% x 2,34 còn sinh viên xuất sắc giữ lại trường lại kém hơn 40% lương. Đó chẳng phải là một sự đối đãi vô cùng khấp khểnh hay sao? Hầu hết các giảng viên trẻ đều phải sống dựa hơi bố mẹ trong 2 năm đầu tiên, hoặc phải xoay sở đủ đường mới có thể chi trả đủ cuộc sống và mơ tưởng đến việc tích lũy.

Một bài toán khác được đặt ra, xưa nay ít người sống được bằng đồng lương, giảng viên ĐH cũng không nằm trong ngoại lệ. Điều này đúng. Thực tế cho thấy hầu hết các giảng viên đều chạy sô ở các trường, chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu để vừa nâng cao kiến thức vừa tăng thêm thu nhập. Điều hiển nhiên các các giảng viên trẻ có ít đất trong công cuộc này. Bởi hạn chế về tuổi nghề cũng nhưng bằng cấp mà họ ít có tên trong danh sách giảng viên thỉnh giảng. Họ cũng chỉ có thể làm chủ nhiệm đề tài ở những cấp thấp hoặc tham gia vào những công trình do các giảng viên kì cựu chủ nhiệm. Và đó còn là một câu chuyện dài.

Câu chuyện thứ nhất. Công trình nghiên cứu khoa học cấp trường 1 trường ở thành phố H được cấp kinh phí vẻn vẹn là 3.000.000, nhà trường chủ trương cắt giảm chi tiêu, thực thành tiết kiệm, kinh phí bị hạ xuống 2.700.000. Kinh phí được chia làm 2 đợt cấp cho giảng viên. Và để có thể nhận số tiền này, người nghiên cứu phải trình ra đủ số hóa đơn cộng gộp lại đúng số tiền nói trên, bao gồm tiền mua sắm thiết bị, văn phòng phẩm, dịch thuật …

Như vậy trong số 2.700.000 ấy, không hề có một xu nào trả cho công sức nghiên cứu khoa học, thành quả nghiên cứu của giảng viên trong khi học phải làm việc cật lực trong 1 năm trời. Đó chưa kể đến những thủ tục phiền hà để có thể gom đủ số hóa đơn kể trên. Tất cả những điều đó tạo ra một sự ức chế lớn đối với những giảng viên trẻ, những người đang vô cùng tâm huyết, nhiều hoài bão, ước mơ.

Cách đây vài năm, những giảng viên trẻ cùng ôm ấp một niềm hi vọng lớn khi một quan chức của ngành giáo dục tuyên bố, đến năm 2010, giảng viên có thể sống bằng lương, có thể tình bằng đô la. Thời gian trôi qua, lời tuyên bố cũng trôi qua trong lặng lẽ. Một năm học đang dần khép lại, những giảng viên trẻ vẫn đang phải vật lộn với cuộc sống để có thể tiếp tục theo nghề.

Tình trạng chảy máu chất xám, tình trạng nghiên cứu, giảng dạy đối phó không còn là số ít. Đã đến lúc cần phải nhìn thẳng vào thực tế để có những cải cách mang tính cách mạng để có thể nuôi dưỡng, gìn giữ nguồn nhân lực chất lượng cao của nền giáo dục nước nhà.

  • Độc giả Duong The