Song Quinghui, người cha nói trên cho rằng khối lượng kiến thức quá nặng, việc kiểm tra liên tục và thiếu sự tư vấn tâm lý đã gây ra cái chết cho cậu con trai 12 tuổi tên Song Haoran của mình.

Cậu bé là học sinh cấp 2 tại khu vực siêu đô thị phía Nam Trung Quốc và bị điểm kém trong bài thi kiểm tra giữa kì vừa qua.

Trong 1 bài viết trên Weibo vào thứ Ba, ông bố đã chỉ trích giáo dục Trung Quốc quá chú trọng thành tích mặc dù vào mùa hè năm nay, Chính phủ đã thẳng tay chấm dứt tình trạng dạy và học thêm.

Ông bố cũng là người đầu tiên phát hiện ra thi thể con trai và cho biết cậu bé rơi từ tầng 16 của một tòa chung cư sau khi từ trường trở về vào buổi sáng.

{keywords}

Cảnh sát coi đây là một vụ tự tử, nhưng Phòng Giáo dục địa phương lại nói rằng họ đang điều tra xem ai phải chịu trách nhiệm cho việc kích động cháu bé dẫn đến hành động đau buồn này.

Người cha cũng tự trách mình và thừa nhận rằng gia đình anh có thể đã “không yêu thương con đủ nhiều”. Tuy nhiên, ông quy cái chết của con mình phần lớn là do giáo viên và những người bạn cùng lớp.

Song viết: “Hiện tại, toàn xã hội này vẫn còn coi trọng điểm số, tỉ lệ đỗ đại học, và những đứa trẻ chưa thích nghi kịp với chính sách cắt đôi này. Con tôi chính là minh chứng sống cho việc đó.”

Vụ việc chính là viễn cảnh xấu nhất khi chỉ trích nổ ra nhắm vào cải cách dạy và học thêm trong suốt mùa hè vừa qua: Những biện pháp của Chính phủ sẽ không thể thay đổi sự cạnh tranh khốc liệt trong nền giáo dục Trung Quốc, ít nhất là trong thời gian tới, và sẽ chỉ khiến cho những đứa trẻ có ít cơ hội hơn khi đứng cạnh với người khác.

Song cho biết ám ảnh về điểm số vẫn không hề biến mất sau khi chính quyền đã đưa ra 1 số biện pháp như ra lệnh cấm dạy thêm, hạn chế giao bài tập về nhà cho học sinh hay một số động thái khác.

Ông tiếp tục nói: “Trên thực tế, việc dạy thêm càng được che đậy kĩ hơn so với trước khi có những lệnh cấm. Và có rất nhiều cách mà mọi người đang làm nhằm nâng điểm số của con mình, như là phần mềm giao bài tập về nhà, những hội, nhóm làm bài tập hay các nhóm chat của các bậc phụ huynh”

Ông Song đã nói với các phương tiện truyền thông đại chúng rằng con trai của mình là người đam mê nghệ thuật và rất tài năng nhưng phải gác lại để học nếu không muốn bị thụt lùi phía sau.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet năm 2018, các vụ tự tử ở trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 đã gia tăng ở các khu vực thành thị ở Trung Quốc từ năm 2006 đến năm 2016, tăng từ 0,24 - 0.98%  trên tổng số 100 nghìn người. 

Trong 5 năm qua, chưa hề có thêm bất cứ nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề này và Chính phủ Trung Quốc đã miễn cưỡng công bố con số chính thức của họ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tự tử nói chung ở Trung Quốc tương đối thấp trên toàn cầu, khoảng  8,1 /100 nghìn người vào năm 2019.  Con số trung bình toàn cầu là 10,5.

Doãn Hùng (Theo SCMP)

Áp lực đỗ đại học danh tiếng của con cái nhóm 1% siêu giàu Mỹ

Áp lực đỗ đại học danh tiếng của con cái nhóm 1% siêu giàu Mỹ

Sinh ra đã ở “vạch đích”, thế nhưng áp lực phải thành công đến từ cha mẹ thuộc nhóm 1% siêu giàu tại Mỹ đã khiến nhiều đứa trẻ phải chịu tổn thương về tâm lý đến tận tuổi trưởng thành.