Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ IV được Bộ GDĐT phát động từ tháng 7/2021 với đối tượng là sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm và học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên toàn quốc.
Ban tổ chức đã nhận được tổng số hơn 400 bài tham dự cuộc thi của khối sinh viên các cơ sở đào tạo và khối học sinh phổ thông. Theo Bộ GDĐT, tất cả các dự án tham dự đều thể hiện được tính mới, tính sáng tạo, các bài trình bày đã thể hiện được tính chuyên nghiệp, nhiều dự án được thương mại hóa từ các kết quả nghiên cứu khoa học sinh viên. 50 dự án của khối sinh viên và 20 dự án của khối học sinh phổ thông được lựa chọn vào dự thi Vòng chung kết.
Ở khối học sinh, giải Nhất thuộc về dự án WELLIFE - ứng dụng hỗ trợ quản lý và kết nối trong điều trị giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh của Sở GDĐT tỉnh Vĩnh Phúc. Ở khối sinh viên, giải Nhất thuộc về dự án ứng dụng hướng dẫn trang điểm ELLA của sinh viên Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Thay mặt lãnh đạo Bộ GDĐT, Thứ trưởng Ngô Thị Minh mong muốn các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư tham dự ngày hội tiếp tục quan tâm và hỗ trợ các em học sinh, sinh viên tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp của mình, từ đó có thể sớm thành lập được doanh nghiệp khởi nghiệp và góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển xã hội giai đoạn 2021-2025.
Danh sách giải thưởng Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp * Khối sinh viên: Giải Nhất: Dự án ứng dụng hướng dẫn trao điểm - ELLA của Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM. Giải Nhì: Dự án Robot lau tấm pin năng lượng mặt trời chuyên dụng của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM; Dự án Thiết bị hỗ trợ xe lăn Automove của Trường Đại học Lạc Hồng. Giải Ba: Dự án Nấm lim xanh Việt Nam (Trường Đại học Lâm nghiệp); Dự án bán giầy Custom (vẽ giầy theo yêu cầu) (Trường ĐHSP Nghệ thuật TW); Dự án GAMMA BOX - nền tảng chiến dịch hóa maketing thông qua game hóa (Trường ĐH Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM) Giải khuyến khích: Dự án Giải pháp điểm danh và sổ liên lạc điện tử (Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải); Dự án Thiết bị hỗ trợ giám sát truyền dịch trong y tế kết hợp với phần mềm quản lý dữ liệu điều trị (Đại học Bách khoa Hà Nội); Dự án Bộ trò chơi Tài chính - Finance Challenge - Thách đố tài chính (Trường Đại học Mở Hà Nội); Dự án Thiết bị khử khuẩn thông minh Plasma - U Smart phòng ngừa COVID-19 tại các không gian công cộng (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội). * Khối học sinh: Giải Nhất: Dự án WELLIFE - ứng dụng hỗ trợ quản lý và kết nối trong điều trị giúp nâng cao hiệu quả khám bệnh (Sở GDĐT Vĩnh Phúc). Giải Nhì: Dự án Sản xuất nước súc miệng Green Nano để phòng, chống bệnh răng miệng học đường (Sở GDĐT Hà Nội). Giải Ba: Dự án Phở khô rau củ quả (Sở GDĐT Nghệ An); Dự án Trà trúi lọc từ phụ phẩm trái ngô (Sở GDĐT Đắc Lắk); Dự án sản xuất dung dịch sát khuẩn và đuổi diệt côn trùng sinh học (Sở GDĐT Bắc Giang). Giải Khuyến khích: Dự án SCF - Máy hấp cà phê (Sở GDĐT Gia Lai); Dự án Sản xuất và kinh doanh chế phẩm Lase trong chăn nuôi (Sở GDĐT Thái Nguyên); Dự án Kinh tế hóa sản phẩm mận Mộc Châu gắn liền với truyền thông du lịch tại địa phương (Sở GDĐT Sơn La) |
Nguồn: Bộ Giáo dục - Đào tạo
Thủ tướng: 'Muốn khởi nghiệp phải biết chấp nhận rủi ro'
Ngày 26/3, Bộ GD-ĐT phối hợp với T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ IV năm 2022.
Nam sinh từ chối lương 6.000 USD để khởi nghiệp, giờ ra sao?
6 năm qua Lê Yên Thanh đã đi một hành trình dài. Bỏ qua mức lương 6.000 USD khi còn là sinh viên, Thanh bảo mình chưa bao giờ hối hận vì quyết định từ chối con đường đến nước Mỹ.