Hệ thống nhặt rác biển này do Lê Trường Lâm cùng 3 bạn khác là Trương Lê Lợi (Khoa Cơ khí), Trịnh Thanh Phú (Khoa Công nghệ thông tin), Nguyễn Hưng Thịnh (Khoa Điện) và giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Anh Thư (Khoa Công nghệ tiên tiến) của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng thực hiện.

{keywords}
 
{keywords}
Quá trình tạo ra sản phẩm

Máy có kích thước vừa phải, với chiều dài 140 cm, rộng 60 cm, cao 45 cm, khối lượng 50kg. Máy có phần băng chuyền vớt rác, cơ cấu phân loại rác tái chế và không tái chế được, khối cảm biến dùng để đo các thông số chất lượng nước" - Lâm giải thích các bộ phận của máy.

Bên cạnh đó, có những bộ phận đặc biệt được cậu sinh viên này nêu ra như: Raspberry + camera (sử dụng để nhận diện và xác định vị trí của rác thải nhựa), App giám sát (định vị phạm vi hoạt động của máy, nhận thông số từ khối cảm biến).

{keywords}
Hệ thống nhặt rác biển thông minh được hoàn thành

Máy hoạt động trên một điều hướng nhất định. Khi khởi động, máy sẽ xác định và định vị rác thải trên bề mặt nước qua hệ thống camera.

Tiếp theo, máy sẽ tự động điều hướng di chuyển để tiếp cận đến vật thể. Khi khoảng cách đã đủ gần, máy kích hoạt động cơ quay băng chuyền để vớt rác và đưa rác vào khu vực phân loại.

Sau đó rác được tập trung và phân loại thành 2 nhóm: Rác tái chế được và rác không tái chế được.

Đồng thời, khối cảm biến sẽ đo các thông số của nước tại vị trí hiện tại và cập nhật đến ứng dụng giám sát. Quy trình này lặp lại liên tục cho đến khi máy không còn nhận diện thấy rác nữa.

“Máy được nạp nhiên liệu bằng bình ắc quy. Bên cạnh đó, hệ thống sẽ tự động nhờ các tính năng thông minh được thiết kế sẵn mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào con người” - Lâm chia sẻ thêm phần tự động của máy.

Phần thưởng xứng đáng cho ý tưởng độc đáo

Với dự án “Hệ thống nhặt rác biển thông minh”, nhóm sinh viên này vừa đoạt giải “Trình bày xuất sắc nhất” tại Cuộc thi Đổi mới sáng tạo kỹ thuật eProjects 2020, tổ chức tại TP.HCM. Đây là một trong 3 giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

{keywords}
Nhóm thuyết trình tại TP.HCM

Chia sẻ về dự án, nhóm trưởng tâm sự: “Cả nhóm đã trải qua nhiều vướng mắc trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, là quá trình thử nghiệm rất khó khăn vì mô hình khá lớn dẫn tới bất tiện khi vận chuyển. Hơn nữa, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thời điểm bắt đầu khá trễ”.

{keywords}
Nhóm nhận giải thưởng “Trình bày xuất sắc nhất” tại cuộc thi

Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Thư - giảng viên hướng dẫn dự án - cho biết “Ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm là thu gom rác tự động góp phần làm trong sạch môi trường nước, tiết kiệm năng lượng và phân loại rác. Ngoài ra, đây còn là sản phẩm của sự kết hợp kiến thức, kỹ năng của các sinh viên đến từ nhiều ngành khác nhau. Các em thực hiện dự án với sự đam mê và sáng tạo, biết vận dụng thế mạnh về kiến thức của ngành và kết hợp lại với nhau để tạo ra sản phẩm. Đó chính là đặc trưng của tính liên ngành trong mô hình dạy học qua dự án”.

Được biết, trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia để hoàn thiện và đưa sản phẩm ra ứng dụng thực tế.

Công Sáng

Học sinh Hà Nội tái chế lõi ngô, bán 34 tấn trong 2 tháng

Học sinh Hà Nội tái chế lõi ngô, bán 34 tấn trong 2 tháng

Từ lõi ngô bỏ đi, nhóm 7 học sinh tuổi từ 13-16 ở Hà Nội đã tái chế thành sản phẩm hữu ích phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, thậm chí xuất khẩu.