- Điểm chung của 3 cô giáo Kiều Linh, Bảo Trang và Nguyễn Tâm là đều rất trẻ, tràn đầy năng lượng và yêu nghề. Cả 3 đều cho rằng chỉ khi giáo viên yêu nghề thì việc giáo dục mới diễn ra được suôn sẻ.

Ấn tượng về cô giáo sinh năm 1993 Nguyễn Thị Tâm, chủ nhiệm lớp 1 của Trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) là vẻ ngoài năng động, tươi tắn. 3 năm liền, cô giáo trẻ 9X được đánh giá là giáo viên thân thiện, năng động và triển vọng.

Tâm kể lý do chính khiến cô quyết định theo ngành sư phạm là niềm đam mê với môn Văn từ bé. Càng lớn, thấy bản thân cũng rất yêu trẻ con và được bố mẹ ủng hộ, cô nàng 9X quyết định theo nghề dạy chữ.

Tâm cho hay với bản thân mình, được làm việc, cống hiến trong môi trường giáo dục đã là một điều tuyệt vời, một niềm vui lớn.

{keywords}

Về trường tư -  môi trường mình đang làm việc, điều Tâm thích nhất là bản thân luôn được khuyến khích sự sáng tạo.

“Em cảm thấy mình năng động hơn, được là chính mình trong từng tiết dạy mỗi ngày đến trường. Những hoạt động trải nghiệm cũng là điều thú vị và khác biệt, học sinh ngoài việc học tập kiến thức ở trên lớp còn có không gian để trải nghiệm, thực sự thoát ra khỏi 4 bức tường lớp học để trải nghiệm và học hỏi”.

Điều đó cũng giúp những giáo viên trẻ như Tâm có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân mình hơn.

Tuy nhiên Tâm cho rằng mỗi môi trường có những sự khác biệt riêng. “Mọi sự so sánh đều khập khiễng, mình nghĩ ở môi trường nào cũng thế, khi giáo viên yêu nghề và khi mà trẻ yêu việc đến trường thì việc giáo dục sẽ diễn ra suôn sẻ”.

{keywords}{keywords}

Thực tế, hồi mới ra trường, Tâm cũng đứng trước nhiều câu hỏi từ các phụ huynh rằng cô ra trường lâu chưa, hay công tác ở trường mấy năm rồi.

“Mình cũng ngầm hiểu trong những câu hỏi đấy là chút lo lắng, băn khoăn khi giáo viên chủ nhiệm con mình còn quá trẻ. Nhưng càng vì thế, mình càng cố gắng hơn để lấy được niềm tin của phụ huynh bằng chính sự quan tâm sâu sát đến các học sinh, lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm từ các anh chị đồng nghiệp và thậm chí cả các tâm tư từ chính các phụ huynh. Mình tin nếu liên tục trau dồi, học hỏi thì không có gì là không thể”.

Tâm cho rằng, lợi thế của giáo viên thế hệ mới chính là sức khỏe và sức trẻ.

Thế hệ giáo viên mới ngay từ khi trên ghế giảng đường đã được tiếp cận với những phương pháp giáo dục mới, rất hiện đại qua đó có được nền tảng cơ bản khá tốt. “Thế hệ trẻ rất năng động và sáng tạo nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin và các phương pháp dạy học mới dễ dàng hơn”.

{keywords}

Niềm vui mỗi ngày đến trường của cô giáo trẻ là nhìn thấy tốc độ đọc, từng nét chữ của học sinh tiến bộ lên từng ngày và hạnh phúc khi được học trò nhỏ gọi là mẹ. “Những niềm vui đôi khi chỉ đơn giản là đồng nghiệp chia sẻ một điều gì đó mới trong giáo án, ý tưởng hay trong giảng dạy với nhau. Kết thúc một ngày không có hạnh phúc nào hơn khi đón nhận những cái ôm, hay cái vẫy tay chào cùng lời chúc cô một buổi tối vui vẻ. Đó thực sự là nguồn sạc năng lượng rất tuyệt vời cho bản thân mình”.

{keywords}

Cô giáo dạy bộ môn Âm nhạc Nguyễn Kiều Linh (sinh năm 1988) gây ấn tượng bởi vẻ ngoài xinh đẹp và phong cách đầy cá tính.

{keywords}

Tốt nghiệp khoa Sư phạm Âm nhạc của Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, đến nay cô giáo Linh đã công tác tại Trường Phổ thông liên cấp Olympia được 7 năm.

{keywords}

Kiều Linh tâm sự cô giáo trẻ có vẻ ngoài tươi tắn có thể là một lợi thế khi dễ tạo được thiện cảm với học sinh, đặc biệt đối với các học sinh tiểu học. Song thi thoảng cũng gặp đôi chút “phiền toái”. “Sau mỗi giờ học, các học sinh nhỏ thường chạy đến ôm chặt lấy và phải thơm một cái mới chịu cho cô đi”, cô giáo trẻ cười tươi.

{keywords}{keywords}

Tuy nhiên, theo cô giáo trẻ, đó chỉ là yếu tố nhỏ chứ không phải là tiên quyết. Điều quan trọng giáo viên phải tự trau dồi kiến thức, các kỹ năng mềm cùng sự gần gũi, thân thiện khi ứng xử.

{keywords}

Trong môi trường ngoài công lập, Linh cho hay bản thân phải rèn luyện đặc biệt 2 kỹ năng là giao tiếp và tổ chức lớp học, nhóm trẻ. Đổi lại, các giáo viên có thể thỏa sức sáng tạo.

{keywords}

“Mình cảm thấy lợi thế của các giáo viên trẻ là dễ gần, dễ hiểu và dễ dàng nói chuyện với các bạn trẻ hơn”.

Cô giáo trẻ tâm sự niềm hạnh phúc nhất mỗi ngày đến trường là nhận được sự quan tâm, hỏi han từ các học sinh của mình. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể có được khi giáo viên có sự quan tâm chân thành tới từng học sinh.

{keywords}{keywords}

Bùi Thị Bảo Trang (giáo viên dạy Toán của Trường Phổ thông liên cấp Olympia) chia sẻ thời gian đầu làm giáo viên, cô thấy công việc cũng rất vất vả. Thậm chí có chút mặc cảm khi phụ huynh chưa có niềm tin đối với giáo viên trẻ.

{keywords}

“Khi mới ra trường, ngoại hình trẻ cùng cách ăn nói chưa được tự tin nên nhiều phụ huynh cũng bày tỏ nghi ngại không biết cô có dạy cho con mình được không. Mình nghĩ đó là điều không thể tránh khỏi nhưng là động lực để các giáo viên dần tiến bộ và hoàn thiện mình hơn”, Bảo Trang chia sẻ.

{keywords}

Thậm chí cô Trang từng gặp trường hợp có phụ huynh đến trường và trao đổi yêu cầu đổi giáo viên cho con của mình vì cảm giác cô chưa quan tâm con được sát sao. “Cảm xúc lúc đó tất nhiên là rất buồn nhưng chính đó lại là bài học để bản thân mình nhìn lại và rồi cố gắng để phát triển bản thân mình hơn”.

{keywords}

Ngoài những điểm yếu đó thì theo cô Trang, giáo viên trẻ cũng có những lợi thế nhất định. “Chúng ta được tiếp cận các nền giáo dục của các nước khác nhau, các phương pháp giáo dục mới, qua đó có thể thay đổi những hạn chế của cách giáo dục truyền thống. Cách biệt về độ tuổi không quá lớn giúp cho mình có thể có chung về gu âm nhạc, thời trang và phim ảnh với học trò,... có rất nhiều câu chuyện để cô trò có thể chia sẻ ngoài lề, tạo nên mối tương tác gần gũi và tự nhiên hơn. Như vậy các học sinh khi đến trường không phải chỉ có một người giáo viên mà như là một người chị, một người mẹ để có thể chia sẻ mọi lúc, mọi nơi”.

{keywords}{keywords}

Giờ đây, mỗi năm học qua đi, cô Trang càng yêu nghề hơn và hạnh phúc khi nhìn các lứa học sinh trưởng thành.

Thanh Hùng

Ảnh: Lê Anh Dũng - Thanh Hùng

Cô giáo chủ nhiệm ở Cần Thơ in tên học sinh lên áo dài

Cô giáo chủ nhiệm ở Cần Thơ in tên học sinh lên áo dài

Bức ảnh ghi lại một cô giáo trong chiếc áo dài đặc biệt in đậm tên tất cả các học sinh trong lớp và nở nụ cười hạnh phúc thu hút sự chú ý của giới học sinh.

Cô giáo trẻ đánh thức sự rung động của học trò

Cô giáo trẻ đánh thức sự rung động của học trò

Trần Thị Quỳnh Anh tạo cho người đối diện cảm giác về những nhà giáo thật sự sống với niềm đam mê sáng tạo với nghề. 

Cô giáo xinh đẹp gặp rắc rối vì quá giống 'Quỳnh búp bê'

Cô giáo xinh đẹp gặp rắc rối vì quá giống 'Quỳnh búp bê'

Sở hữu khuôn mặt và hình thể có nhiều điểm giống "Quỳnh búp bê", cô giáo Thư Thanh bất ngờ nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Nhiều người còn nhầm tưởng cô là diễn viên đóng vai diễn này.

18 bài thi viết chữ đẹp của các cô giáo khiến dân mạng sục sôi

18 bài thi viết chữ đẹp của các cô giáo khiến dân mạng sục sôi

18 phần dự thi là những bức tranh sinh động được các cô giáo viết lên bằng phấn qua những nét chữ uốn lượn uyển chuyển.

Thầy giáo "đại ca" không để học sinh nào phải… ngủ lại phía sau

Thầy giáo "đại ca" không để học sinh nào phải… ngủ lại phía sau

Gần gũi, tâm sự và bày ra nhiều hoạt động tạo hứng khởi, thầy giáo Phạm Thế Mạnh được học sinh quý mến gọi là “bố”, “mẹ”, thậm chí với cả biệt danh “đại ca”…