Rudolf Steiner là người sáng lập triết học tâm linh và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự sáng tạo trong giáo dục con trẻ.

Rudolf Steiner từng là biên tập viên các bài báo khoa học của Johann Wolfgang von Goethe trước khi bắt đầu khởi nguồn thuyết nhân linh – sự hòa trộn giữa khoa học và thần bí.

Năm 1919, ông bắt đầu ngôi trường đầu tiên của mình. Ngày nay, hàng trăm ngôi trường trên thế giới vẫn đang tiếp tục hoạt động dựa trên niềm cảm hứng từ quan điểm giáo dục của ông.


Rudolf Steiner - triết gia, nhà tư tưởng xã hội, kiến trúc sư, nhà thần bí học

Tuổi thơ và công việc

Sinh ra ở Croatia, Rudolf Joseph Lorenz Steiner (1861-1925) trở thành một nhà giáo dục và triết gia có ảnh hưởng. Steiner theo học một ngôi trường ở Áo và là sinh viên của ĐH Công nghệ Vienna.

Vào cuối những năm 1880, Steiner bắt đầu làm công việc biên tập các bài báo khoa học cho Johann Wolfgang von Goethe, một dự án kéo dài trong nhiều năm. Trong khi làm việc cho Goethe, Steiner cũng viết những tác phẩm của riêng mình, như "Lý thuyết về kiến thức tiềm ẩn trong quan niệm về thế giới của Goethe" (The Theory of Knowledge Implicit in Goethe's World Conception (1886)) và "Triết học Tự do" (The Philosophy of Freedom (1894).

Đến năm 1900, mối quan tâm của Steiner với vấn đề phát triển tinh thần đã đưa ông tới Hiệp hội Thần học Đức. Năm 1912, Steiner rời khỏi triết học để thành lập Hiệp hội Nhân linh học (Anthroposophy).

Nhà tư tưởng triết học

Nhân linh học là thứ triết học của riêng Rudolf Steiner, trong đó cho rằng sự nhận thức cao độ sẽ cho phép con người tiếp cận kiến thức về tinh thần. Steiner bắt đầu xây dựng Goetheanum, một nơi được ông thiết kế như là trung tâm cho các nghiên cứu nhân linh học vào năm 1913 ở Dornach, Thụy Sĩ.

Mối quan tâm triết học của Steiner chạm tới nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, từ nghệ thuật cho tới việc tạo ra môi trường hỗ trợ người khuyết tật. Ông cũng được ghi nhận trong việc phát triển một số nguyên tắc của cái mà bây giờ được gọi là nông nghiệp năng lượng sinh học.

Triết lý giáo dục

Mục tiêu lớn nhất của triết lý giáo dục Steiner là phát triển con người tự do

Ngay sau Thế chiến thứ nhất, Steiner được đề nghị lên chương trình cho một ngôi trường mới dành cho con em các công nhân của nhà máy thuốc lá Waldorf Astoria ở Stuttgart, Đức.

Theo triết lý của Steiner, sự linh động về mặt trí tuệ, sự đánh giá độc lập và lòng can đảm vì đạo đức sẽ là những yếu tố cần thiết để đứa trẻ trở thành những con người sáng tạo và có trách nhiệm. Để nuôi dưỡng những phẩm chất này, chương trình của Waldorf thận trọng cân bằng giữa các hoạt động học thuật, nghệ thuật và thực tiễn nhằm kích thích trí tưởng tượng và chuẩn bị cho trẻ hành trang bước vào cuộc sống. Thay vì dựa vào việc học vẹt những thông tin chuẩn hóa, giáo dục Waldorf tìm cách thu hút toàn bộ đứa trẻ trong quá trình học tập. 

Mỗi môn học đều được dạy một cách đầy nghệ thuật, bằng cách sử dụng những di chuyển, hội họa, âm nhạc, kể chuyện và nhịp điệu, các giáo viên đưa kiến thức vào cuộc sống và nuôi dưỡng khả năng tò mò vô hạn và niềm vui học tập cho mỗi đứa trẻ. Dù chúng sẽ trở thành nhà nhân chủng học hay động vật học, nhà toán học hay nhạc sĩ, thì những khả năng sáng tạo được phát triển thông qua giáo dục Waldorf sẽ cho trẻ một nền tảng cần thiết để thành công và thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh.

Các giáo viên của Waldorf hiểu rằng, trẻ em sẽ trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, và những kiến thức hay cách hành xử mà các em được dạy cần phải cụ thể với từng độ tuổi. Sự hiểu biết này khiến giáo dục Waldorf khác với các cách tiếp cận khác. Một cách lý tưởng thì mỗi giáo viên sẽ đi theo một lớp học trong cả quá trình để giúp trẻ chuyển tiếp qua các giai đoạn một cách lành mạnh nhất. 

Steiner cho rằng, nếu một đứa trẻ có khả năng nhập tâm hết mình trong các hoạt động vui chơi thì đứa trẻ đó cũng sẽ có khả năng dốc hết sức mình cho những nhiệm vụ khác nghiêm túc hơn trong cuộc sống sau này.

Nhờ triết lý và phương pháp sáng tạo của mình, Trường Waldorf nhanh chóng được công nhận trên thế giới và truyền cảm hứng để các ngôi trường Waldorf mới được thành lập ở Đức và nhiều quốc gia khác.

8 thập kỷ sau, giáo dục Waldorf là một phong trào giáo dục độc lập trên toàn thế giới với hơn 700 ngôi trường ở 5 châu lục. Giáo dục Waldorf không đi theo một trật tự nào, nó hoạt động để truyền cảm hứng cho tính đạo đức thực sự thông qua sự phát triển lòng biết ơn, sự tôn kính và tình yêu dành cho thế giới.

Các lễ hội theo mùa được tổ chức trong suốt năm học, trong đó có các sự kiện theo truyền thống của người Do Thái và Ki-tô giáo.

Tranh cãi ở thế giới hiện đại

Một trường học Steiner ở thế giới hiện đại

Kể từ khi ngôi trường Steiner đầu tiên được thành lập vào năm 1919, cộng đồng này hiện nay đã phát triển lên tới 1.200 ngôi trường ở 60 quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, không thể không nhắc đến những tranh cãi về quan điểm giáo dục của Steiner trong thế giới hiện đại.

Cha đẻ của phương pháp giáo dục này tin vào sự tái sinh. Một ví dụ cụ thể là chương trình giáo dục Steiner tập trung vào việc bắt đầu học tập muộn, phụ thuộc vào tốc độ mà linh hồn nhập vào thể xác.

Nhà báo Chris Cook của BBC cho rằng đây là một lý do kỳ quặc, tuy nhiên nó không gây hậu quả đáng phải lo lắng cho lắm. Thế nhưng, những hậu quả khác từ quan điểm này thì có thể gây phiền hà đáng kể. Ví dụ như, bản thân Steiner tin rằng việc đau ốm trong cuộc sống hiện tại của chúng ta có thể bắt nguồn từ những bệnh tật từ kiếp trước. Và việc vượt qua những bệnh tật có nguồn gốc từ kiếp trước sẽ giúp con người đạt được sức mạnh bền vững và cải thiện được “nghiệp” của họ.

Và vắc-xin do đó không được chào đón theo quan điểm này.

Điều này có thể giúp giải thích được thái độ của các trường Steiner với vắc-xin.

Các trường Steiner khẳng định rằng họ không có những chính sách chính thức về việc bài trừ vắc-xin, mà các bậc phụ huynh phải tự chọn lựa thái độ của mình với vắc-xin.

Cơ quan Bảo vệ sức khỏe của Anh trước đây từng lưu ý rằng các trường học Steiner nên được coi là “cộng đồng chưa được chủng ngừa” bệnh sởi.

Ngoài ra, những ý tưởng liên quan đến lợi ích của việc vượt qua nghịch cảnh cũng tồn tại ở những vấn đề khác.

Năm 2014, Bộ Giáo dục Anh từng tỏ ra lo ngại khi nhận được báo cáo về sự việc một giáo viên Steiner cho phép bạo lực xảy ra giữa những đứa trẻ vì lý do nghiệp báo. Báo cáo này cũng trích dẫn các nguồn tài liệu dùng để đào tạo giáo viên Steiner, trong đó thể hiện sự đồng cảm với ý tưởng này. 

Hệ thống niềm tin về nghiệp báo của Steiner cũng liên quan đến yếu tố chủng tộc.

Theo định nghĩa của thế giới hiện đại, nhà giáo dục Steiner là một người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Ông cho rằng người da đen được nhận biết bởi “cuộc sống bản năng”, trái ngược với “cuộc sống trí tuệ” của người da trắng. Ông cũng tin rằng, mỗi chủng tộc cần có một khu vực địa lý khác nhau, và việc người da đen xuất hiện ở châu Âu là “một sự phiền toái”.

Trong khi đó, Hiệp hội các trường Steiner Waldorf (SWSF) cho biết: “Nếu đọc một cách hời hợt một số bài giảng được công bố rộng rãi của Steiner thì sẽ thấy một số phát biểu của ông có vẻ như có sự phân biệt chủng tộc khi đối chiếu với các khái niệm hiện đại, nhưng không có điều gì trong số đó xuất hiện trong những bài viết về giáo dục của ông”.

Những năm cuối đời

Trong suốt những năm cuối đời, Steiner bị chỉ trích bởi Adolf Hitler. Sức khỏe ông cũng yếu đi. Tháng 3/1925, Steiner qua đời ở tuổi 64 ở Dornach, Thụy Sĩ.

Vào những năm 1930, chính quyền xã hội chủ nghĩa đã cấm sách của Steiner, Hiệp hội Nhân linh học cũng bị cấm. Đến năm 1941, Đức Quốc xã đóng cửa tất cả các ngôi trường Waldorf của Steiner.

Nguyễn Thảo (dịch)

Người phụ nữ đi tiên phong về giáo dục sớm

Người phụ nữ đi tiên phong về giáo dục sớm

Bác sĩ người Ý Maria Montessori là người đi tiên phong trong các lý thuyết về giáo dục sớm. Phương pháp giáo dục của bà ở các trường mầm non Montessori vẫn đang được ứng dụng trên toàn cầu.

Nhà giáo dục không tin trí thông minh là bất biến

Nhà giáo dục không tin trí thông minh là bất biến

Jean Piaget (1896-1980), học giả của thế kỷ 20, là người tạo ra các lý thuyết có ảnh hưởng lớn tới các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ em. 

Nhà giáo dục khai sinh ra trường mầm non

Nhà giáo dục khai sinh ra trường mầm non

Là một triết gia về giáo dục, Friedrich Froebel nổi tiếng nhất với việc khai sinh ra khái niệm “trường mầm non”.

Aristotle, trụ cột của văn minh Hy Lạp cần phải biết

Aristotle, trụ cột của văn minh Hy Lạp cần phải biết

Cùng với hai tiền bối là Socrates và Plato, nhà triết học Aristotle là một trong ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại, là những người đặt nền móng cho triết học phương Tây.

Cuộc đời và cái chết của triết gia "khôn ngoan nhất" thành Athens

Cuộc đời và cái chết của triết gia "khôn ngoan nhất" thành Athens

Socrates (470-399 TCN) là một triết gia thời Hy Lạp cổ đại và là người khởi nguồn chính cho tư tưởng phương Tây. Thông tin về cuộc đời ông ít được biết đến ngoài những ghi chép của chính những học trò, trong đó có triết gia vĩ đại Plato.

Người thầy thành lập ngôi trường đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Người thầy thành lập ngôi trường đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Ông cũng là người viết những tác phẩm triết học có ảnh hưởng lớn tới hệ tư tưởng phương Tây