Các triệu chứng nào sau đây có thể do bệnh sán lợn?

A. Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sút cân

B. Suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng

C. Tất cả

Đáp án: Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược). Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc); xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng). Về biến chứng các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá. Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. Trường hợp chui mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

 

Ăn nem chua có nguy bị bệnh sán lợn không?

A.

Đáp án: Nem chua được làm chủ yếu từ thịt lợn và các gia vị rồi cho lên men. Nem chua thực chất là món thịt tái. Nếu trong thịt có chứa các nang ấu trùng sán thì người ăn có thể bị nhiễm sán. Ngoài nem chua những món tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán như tiết canh, rau sống, ốc, thịt tái…

B. Không

 

Thời gian sán lợn sống trong cơ thể người bao nhiêu năm?

A. 1 đến 5 năm

B. 5 đến 10 năm

C. 10 đến 20 năm

Đáp án: Sau khi ăn phải sán lợn gạo khoảng 10 - 15 ngày, xét nghiệm máu sẽ cho kết quả bệnh nhân có nhiễm sán hay không. Thời gian sống của sán dây lợn cũng như trứng sán trong cơ thể người có thể lên tới 10 - 20 năm.

 

Bệnh sán lợn có mấy thể?

A. 1

B. 2

Đáp án: Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tùy thuộc vào trường hợp ăn hay nuốt phải trứng sán, hoặc nang ấu trùng mà người mắc bệnh có thể rơi vào 1 trong 2 thể bệnh. Với bệnh ấu trùng sán lợn người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại một số cơ quan trong cơ thể. Bệnh sán trưởng thành trong ruột, do ăn phải thịt lợn sống hoặc chưa qua nấu chín, có chứa các nang sán (lợn gạo). Khi đi xuống dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển lên thành sán dây trưởng thành.

C. 3

 

Bệnh sán lợn có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

A.

Đáp án: Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế để tiêu diệt sán trưởng thành chỉ mất 1 ngày, còn tiêu diệt hết trứng sán mất khoảng 2 tuần. Nếu uống theo đúng chỉ định thì sau 15 ngày có thể sạch sán hoàn toàn. Bệnh ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành có thể điều trị khỏi bằng thuốc đặc trị nhưng người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn. Việc điều trị phải được theo dõi hằng ngày và thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ trang thiết bị hiện đại.

B. Không

 

Sử dụng thuốc xổ giun có trị được sán lợn?

A. Không

B.

Đáp án: Giải thích trên báo Pháp luật, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm thần kinh BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho rằng hầu hết các loại sán đều có thể được điều trị bằng cách đơn giản là uống thuốc xổ giun. Trẻ khi nhiễm sán lợn thường đi ra sán có thể nhìn thấy hoặc nếu bị nhiễm sán lâu có thể bị sụt cân, suy dinh dưỡng, còn sán chui lên não có thể gây co giật, hôn mê. Nếu nghi ngờ trẻ nhiễm sán thì chỉ cần cho uống thuốc xổ giun. Hiện tại, một số nhà trẻ đã cho trẻ xổ giun định kỳ mỗi năm 2 lần.

 Tuệ Minh

Con vật nhìn thấy đầu tiên sẽ nói lên tính cách của bạn

Con vật nhìn thấy đầu tiên sẽ nói lên tính cách của bạn

Tâm trí trong tiềm thức thật đáng kinh ngạc và có thể nói lên rất nhiều điều về tính cách của chúng ta. Hãy nhìn vào bức tranh dưới đây. Con vật bạn phát hiện đầu tiên sẽ nói lên tính cách của bạn.