A. Đức
B. Nga
C. La Mã
Đáp án: La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 làm ngày khởi đầu năm mới từ năm 153 TCN. Những quốc gia Công giáo tiếp nhận ngày Năm mới sớm nhất, sau đó đến các nước theo đạo Tin lành. Nước Đức chấp nhận ngày Năm mới từ năm 1700, sau đó là Anh (1752) và Thụy Điển (1753). Những nước phương Đông ảnh hưởng của nhiều tôn giáo như Hindus, đạo Lão, Phật giáo, Hồi giáo nhưng cũng lần lượt dùng lịch giống Cơ đốc giáo. Nhật Bản chấp nhận ngày năm mới Dương lịch vào năm 1873 và Trung Quốc năm 1912. Những giáo hội dòng chính thống giáo phương Đông đón nhận ngày Tết dương lịch muộn hơn, khảng thập kỷ 1920. Nước Nga chấp nhận ngày này trong hai lần, lần đầu tiên năm 1918 và lần thứ hai năm 1924...
A. Từ thời Pháp thuộc
Đáp án: Tại Việt Nam, Tết Dương lịch được áp dụng từ thời Pháp thuộc, khi lịch Tây bắt đầu được sử dụng thay Âm lịch truyền thống. Các công sở lúc đó được nghỉ những ngày này để tổ chức lễ hội đón năm mới. Ngày nay, Tết Dương lịch đã được Việt hóa và trở thành một ngày lễ truyền thống của toàn dân...
B. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
C. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975
A. Do chủ bút tờ New York Times muốn sự kiện tổ chức thường niên của báo thêm phần rực rỡ, ngoạn mục.
Đáp án: Lễ hạ quả cầu pha lê trong đêm Giao thừa trên Quảng trường Thời đại ở thành phố New York (Mỹ) đã có truyền thống từ hơn 100 năm nay. Nghi thức đón Năm mới đầu tiên được tổ chức trên Quảng trường Thời đại diễn ra vào năm 1904, với mục đích nâng cao tầm vóc cho trụ sở mới của New York Times, khi tờ báo lâu đời này tìm được một vị trí “đắc địa” để “an cư”, đó chính là tại tòa nhà One Times Square ngày nay. Muốn việc chuyển tới trụ sở mới thu hút sự chú ý hơn, chủ bút của tờ New York Times lúc bấy giờ - ông Adolph Ochs cho rằng, thời điểm Giao thừa chính là lúc lý tưởng nhất để tiệc tùng “tân gia” cho tòa báo. Lúc này, quả cầu ánh sáng vẫn còn chưa xuất hiện. Quả cầu trên Quảng trường Thời đại lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1907. Khi đó, chủ bút tờ New York Times Adolph Ochs muốn sự kiện tổ chức thường niên của báo thêm phần rực rỡ, ngoạn mục, vì vậy, ông yêu cầu kỹ sư điện và chuyên gia thiết kế của báo cùng hợp tác. Lấy cảm hứng từ truyền thống hạ quả cầu thường được tiến hành ngoài bến cảng để đánh dấu thời điểm giữa trưa, giúp cho các tàu thuyền cập cảng ở Mỹ có thể thay đổi giờ trên đồng hồ của họ cho khớp với thời gian bản địa, người ta liền nghĩ ra lễ hạ cầu đón Năm mới. Truyền thống này được tiến hành đều đặn hàng năm, bắt đầu từ năm 1907. Chỉ có hai năm không tiến hành lễ hạ cầu là năm 1942 và 1943.
B. Do chính quyền Thành phố New York muốn tạo điểm nhấn cho lễ hội giao thừa
A. Có ý nghĩa thanh lọc tâm hồn, xua đuổi cái ác và bắt đầu năm mới với sự sạch sẽ, tinh khôi.
B. Có ý nghĩ khiến tình yêu thêm lãng mạn, tránh cô đơn trong năm tới.
C. Mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo từng quốc gia
Đáp án: Hôn nhau trong đêm giao thừa là truyền thống lâu đời ở nhiều quốc gia châu Âu. Nó được chắt lọc và giữ gìn qua nhiều năm tháng. Một số nhà sử học cho biết, nó bắt nguồn từ thời La mã cổ đại. Từ xưa, người La Mã đã thích mở tiệc tùng và họ có một lễ kỷ niệm lớn trong năm với tên gọi Lễ hội Saturnalia. Ở lễ hội Saturnalia, nhiều người thích hôn nhau dưới gốc cây tầm gửi, những cây ký sinh. Thời Hy Lạp cổ đại cho rằng, những loại cây này liên quan đến vấn đề sinh sản. Với người La Mã, họ còn hòa giải với kẻ thù dưới cây tầm gửi để thể hiện sự hòa bình. Sau đó, các lễ hội hóa trang diễn ra ở châu Âu nhiều hơn vào thời Phụ hưng. Đến nửa đêm, các cặp đôi tháo mặt nạ ra và trao nhau những nụ hôn với ý nghĩa thanh lọc tâm hồn, xua đuổi cái ác. Chính vì vậy, nụ hôn trong đêm giao thừa còn mang ý nghĩa bắt đầu năm mới với sự sạch sẽ, tinh khôi. Ngoài ra, người Anh và Đức còn tin rằng nụ hôn vào khoảnh khắc giao thừa sẽ khiến tình yêu của họ thêm lãng mạn, tránh cô đơn trong năm tới. Trong lễ Hogmanay, lễ mừng năm mới của người Scotland, mọi người sẽ lần lượt tặng nhau một nụ hôn, kể cả những du khách. Hành động này thể hiện sự kết nối tình bạn với người lạ, và giúp những người độc thân cảm thấy vui vẻ, ấm áp hơn.
A. 24 giờ
B. 25 giờ
C. 26 giờ
Đáp án: Theo Time and Date, tổng cộng 38 giờ địa phương đang được sử dụng trên toàn thế giới. Điều đó có nghĩa năm mới cần 26 giờ để hoàn thành hành trình "phủ sóng" khắp nơi.
Ngân Anh
Những hình ảnh đẹp nhất về vũ trụ trong năm 2020
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp của vũ trụ như cận cảnh Mặt trời hay bản đồ chi tiết của dải Ngân hà đã được các nhà khoa học ghi nhận lại trong năm 2020.