Xem nội dung buổi tọa đàm tại đây:

Thay vì phải ra nước ngoài để tiếp cận các cơ sở đào tạo nghề nghiệp hiện đại, tiên tiến, các em hoàn toàn có thể thụ hưởng các chương trình đáp ứng chuẩn quốc tế ngay trên chính đất nước mình.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình hội nhập đang làm gia tăng tính cạnh tranh về lao động lành nghề trong khu vực và quốc tế. Hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế để chất lượng được nâng lên phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Các cơ sở dạy nghề muốn có thể tự chủ, đứng vững trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt buộc phải phát triển theo hướng mở rộng ra hợp tác với các nước có chương trình đào tạo tốt trong khu vực và trên thế giới. Liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp quốc tế vì thế đang trở thành xu hướng của các cơ sở GDNN tại Việt Nam. Điều này đã mở ra cánh cửa cơ hội rộng lớn và đa dạng hơn rất nhiều cho những học sinh đang đứng trước lựa chọn nghề nghiệp, sự nghiệp của bản thân.

Thay vì phải bỏ chi phí quá lớn ra nước ngoài để tiếp cận các cơ sở đào tạo nghề nghiệp hiện đại của các quốc gia tiên tiến, các em có thể thụ hưởng các chương trình chất lượng cao, đáp ứng chuẩn quốc tế ngay tại các trường dạy nghề trên chính đất nước mình.

Nhằm giúp phụ huynh, học sinh có thêm thông tin về cơ hội học tập, nghề nghiệp, triển vọng phát triển khi lựa chọn hình thức “du học nghề tại chỗ”, Báo VietNamNet tổ chức toạ đàm trực tuyến về vấn đề này với sự tham gia của các khách mời:

- Ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

- Ông Nguyễn Khánh Cường, hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2;

- PGS.TS. Bùi Thế Dũng, Chuyên gia tư vấn về Giáo dục nghề nghiệp. Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi đến các khách mời theo địa chỉ email: Bangiaoduc@vietnamnet.vn

---

Dưới đây là nội dung câu hỏi của bạn đọc:

Nguyễn Đức Trung: Mô hình du học tại chỗ đã có rất lâu ở Việt Nam. Thầy hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2 có thể cho tôi hỏi mô hình du học tại chỗ với giáo dục nghề nghiệp khác gì so với mô hình tại chỗ ở các trường đại học đang áp dụng? Cơ hội việc làm có nhiều không ở cả trong và ngoài nước? Tôi xin cám ơn!

Phạm Thị Hồng (pthong212@gmail.com): Tôi có em đang học lớp 12, xin hỏi học để đi Đức đầu vào xét tuyển như thế nào? Chi phí bao nhiêu và học bao nhiêu năm ạ? Tôi xin cám ơn!

Thái Thắm: Con tôi muốn được tham gia khóa học đào tạo tại trường LILAMA2 theo chương trình của Đức để sau khi ra trường đi làm việc tại Đức thì cần có những tiêu chuẩn gi?

Anh Mai: Xin các khách mời tư vấn, em là học sinh nữ thì phù hợp với ngành nghề nào? 

Phan Tâm: Tôi xin gửi 2 câu hỏi:

1) Quá trình học nghề sẽ diễn ra bao lâu và khi kết thúc quá trình học thì học viên sẽ có những ưu điểm gì vượt trội hơn việc học đại học?
2) Học nghề sẽ có kiến thức như chương trình học đại học hay không? Có đủ trang thiết bị cũng như là môi trường học tập như đại học hay không? 

Phi Hải: Xin hỏi cơ hội việc làm trong nước và ngoài nước sau khi ra trường của sinh viên Lilama2 ra sao?

Lê Diễm Hương: Khi học chương trình này, sinh viên được học bao nhiêu phần trăm  về thực hành tại doanh nghiêp ạ?

Trần Quốc Trung: Quá trình học tập tại trường nghề sẽ diễn ra bao lâu?

Trần Vũ Lâm: Xin hỏi xuất khẩu lao động sang CHLB Đức thì chế độ đãi ngộ như thế nào, thời gian định cư, và công việc ra sao. Em xin cảm ơn!

Quang Vương: Em đang theo dõi chương trình trực tuyến về du học tại chỗ với giáo dục nghề nghiệp trên báo VietNamNet. Xin các đại biểu cho hỏi:
1. Làm sao để đảm bảo chất lượng đào tạo tại Việt Nam mà chất lượng vẫn đạt chuẩn quốc tế, có thước đo hay cách đánh giá nào không ạ?
2. Học xong các chương trình du học tại chỗ này, em có thể làm việc ở nước ngoài không ạ? Nếu có thì cơ hội có lớn không?

Ban Giáo dục