Năm 2020, Quy chế Tuyển sinh có một số điểm mới về việc tổ chức thi riêng, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhóm ngành sư phạm, sức khỏe được quy định chung cho các hình thức và loại hình đào tạo, không công bố trúng tuyển trước khi tốt nghiệp THPT.

Theo bà Thủy, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, năm nay Bộ GD-ĐT quy định rõ với những ngành có số lượng thí sinh trúng tuyển ít, không thể mở ngành, trường cần phải thông báo cho các bộ phận liên quan giải quyết, không nâng điểm chuẩn để đánh rớt thí sinh như năm 2019.

Về công tác tuyển sinh năm 2020, bà Thủy cho biết có thể kéo dài đến 28/2/2021.

{keywords}

Bà Nguyễn Thu Thuỷ, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT 

Nói về những điểm mới trong quy chế tuyển sinh 2020, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, để tổ chức một kỳ thi tuyển sinh, các trường đại học phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự, trong đó có bộ phận chuyên trách khảo thí có trình độ, kinh nghiệm; có ngân hàng đề thi, quy chế thi, cơ sở hạ tầng như phòng ốc, máy tính, phần mềm…

“Đây là những điều kiện căn bản, tối thiểu để tổ chức tuyển sinh thành công, chất lượng, đảm bảo quyền lợi và tính khách quan, công bằng cho các thí sinh”, ông Phúc nói.

Đối với các cơ sở đào tạo chưa kịp chuẩn bị đủ các điều kiện này, theo Thứ trưởng có thể phối kết hợp hoặc sử dụng chung kết quả thi với các trường đại học khác có các điều kiện tương đồng như cùng khối ngành đào tạo, cùng khu vực.

Sau khi tiếp thu ý kiến của chuyên gia và các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh một số điều kiện để tổ chức thi riêng theo hướng giảm bớt để phù hợp với năng lực của các cơ sở đào tạo, phù hợp với điều kiện, mục tiêu tuyển sinh năm nay đồng thời đảm bảo tính khả thi của quy chế.

Thứ trưởng Phúc cho rằng, các cơ sở đào tạo đã có kinh nghiệm tổ chức thi đánh giá năng lực, thi văn hóa, năng khiếu… để tuyển sinh hoặc đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuyển sinh riêng trong năm nay hoàn toàn có thể đáp ứng được.

“Bài thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn có độ phân hóa, trên cơ sở đó, các trường đại học vẫn có thể sử dụng để xét tuyển. Đây là kết quả của một kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, bài bản, có sự chuẩn bị kỹ càng, rút kinh nghiệm điều chỉnh từng năm với sự giám sát của lực lượng chức năng và toàn xã hội.

Vì thế, tôi cho rằng không nên quá lo lắng với chất lượng nguồn tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp năm nay”, Thứ trưởng Phúc nói.

Thúy Nga

Có những vùng học bạ "rất long lanh" nhưng chưa chắc chất lượng đã cao!

Có những vùng học bạ "rất long lanh" nhưng chưa chắc chất lượng đã cao!

 - Đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định đề thi tốt nghiệp THPT tới đây sẽ bám rất sát đề thi tham khảo được công bố trước đó, các trường đại học có thể yên tâm dựa vào kết quả để tuyển sinh.