Trong năm 2018, tổng giá trị giao dịch của bất động sản nhà ở là 2,7 tỷ Euro, tăng 31%, với giá bán trung bình là 5.200.000 Euro. Năm 2018, giá trung bình trên một mét vuông của quốc gia này tăng một cách đáng kinh ngạc, lên đến 18%, ngay tại thời điểm mà giá tại nhiều điểm nóng về bất động sản nhà ở trên thế giới bị đình trệ, hoặc thực tế là đang rớt giá. Giá trị nhà ở trung bình hiện nay cao hơn Paris lên đến 237%, cao hơn 194% so với London và cao hơn 10% so với Hongkong.

Khối lượng giao dịch cũng tăng 15% trong năm 2018 so với cùng kỳ năm trước. Doanh số của các bất động sản mới xây tăng khoảng 44% cho 72 dự án, mức cao kỷ lục tại Monaco. Tuy nhiên, nó chỉ chiếm 14% tổng doanh số khi các nguồn dự án bán lại tiếp tục chiếm lĩnh thị trường.

Các giao dịch trên 5 triệu euro cũng có sự gia tăng đáng chú ý. Năm 2018, đã có 142 giao dịch, tăng 42% so với năm 2017 và gần gấp đôi so với năm năm trước. Điều này được thúc đẩy do sự xuất hiện nhu cầu từ các gia đình chuyển đến Monaco, doanh số bán của các căn hộ bốn phòng ngủ và các căn nhà lớn hơn tăng đến 59% trong khi doanh số các căn hộ studio giảm gần một phần tư.

{keywords}

Diện tích của cả đất nước Monaco còn nhỏ hơn so với diện tích tại công viên Trung tâm tại New York, tuy nhiên, đây là nơi sinh sống của 38.000 cư dân từ 139 quốc gia khác nhau.

Monaco cũng là thị trường đắt đỏ nhất, trong đó cho thuê bất động sản nhà ở cao cấp với giá trị cho thuê trung bình là 1.200 euro/m2 (32.240.160 đồng/m2). Sở hữu hoặc thuê bất động sản ở Monaco là một trong những điều kiện để được công nhận cư trú, và trước tiên trong đó, nhiều người sẽ thuê căn hộ để trải nghiệm không gian sống trước khi đặt bút ký vào một cam kết dài hạn.

Việt Nam xứng tầm

Mặc dù không có trong danh sách thống kê nhưng thực tế giá nhà tại Việt Nam cũng cao ngang ngửa thế giới. Đơn cử như Hà Nội, TP.HCM được đánh giá là một trong những thành phố có giá đất đắt đỏ bậc nhất thế giới ngang ngửa với Tokyo, Paris, Hồng Kông...

Tại TP.HCM thì tuyến đường Nguyễn Huệ được mệnh danh là phố đi bộ hiện đại nhất cả nước, có giá đất mặt tiền dẫn đầu TP.HCM, bình quân 1,1 tỷ đồng mỗi m2 và mức trần ghi nhận vượt ngưỡng 1,2 tỷ đồng mỗi m2.

Trong khi đó, tại Hà Nội, đất ở thuộc các tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Bông, Hàng Hành, Lê Thái Tổ luôn được “hét” giá từ mức 700 triệu đến 1 tỷ đồng/m2. Tuy giá cao như vậy nhưng lượng giao dịch thành công không nhiều. Thực tế vài năm gần đây, ít có giao dịch đất diễn ra trên các tuyến phố trung tâm.

{keywords}
Giá nhà Việt Nam ngang ngửa thế giới

Cuối năm 2010, để giải tỏa được khu đất vàng số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm) cho dự án xây dựng trung tâm thương mại, chủ đầu tư đã phải chấp nhận đền bù với giá 900 triệu đồng/m2 bởi mức giá đền bù mà chủ đầu tư đưa ra 500 triệu đồng/m2 không được người dân chấp nhận. Sau đó, việc giải tỏa khu đất này vẫn còn kéo dài vì một số chủ hộ khác đòi mức giá bồi thường 1 tỷ đồng/m2.

Trước đó, báo cáo công ty Gạch Vàng cho thấy các tuyến phố có giá đất dẫn đầu thị trường Hà Nội đa phần nằm trong phố cổ. Theo nghiên cứu này, trong top 10 tuyến đường có giá đất dẫn đầu thủ đô thì có đến 9 tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm.

Hàng Trống, Hàng Hành là hai phố có giá đất mặt tiền ngang ngửa nhau và cùng dẫn đầu TP. Hà Nội. Giá thương lượng cao nhất ghi nhận được trong hơn 10 tháng qua lên đến 1,25 tỷ đồng mỗi m2, giao dịch thành công phổ biến ở ngưỡng một tỷ đồng mỗi m2, mức bình quân đạt 750 triệu đồng và thấp nhất khoảng 635 triệu đồng một m2.

Theo một chuyên gia BĐS, giá BĐS ở Việt Nam hiện rất cao so với khu vực, xấp xỉ gần bằng những nước có giá BĐS đắt đỏ trên thế giới. Trong khi đó, thu nhập ở những nước đó cao gấp mấy lần thu nhập ở Việt Nam.

Ông cho rằng, giá BĐS tại Việt Nam cao như vậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Giá đất đai đắt, các loại sắc thuế về đất đai khá cao và cách thu của Nhà nước chưa hợp lý. Có thể thấy, quá trình thủ tục hóa các dự án BĐS khá phức tạp, cồng kềnh; thời gian thường kéo dài dẫn đến chi phí khá lớn.

Duy Anh