Sau nhiều thông tin đồn đoán, đại gia thâu tóm Auchan đã chính thức lộ diện. Theo đó, Saigon Co.op nhận chuyển giao tất cả các hoạt động Auchan tại Việt Nam gồm 15 cửa hàng cả hoạt động bán lẻ lẫn thương mại điện tử và hơn 200 nhân viên đang làm việc cho Auchan.

Saigon Co.op tiếp tục duy trì thương hiệu Auchan cho đến hết tháng 2/2020.

Những cửa hàng Auchan tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Tây Ninh sẽ được chọn lọc để khai trương lại với những thương hiệu bán lẻ của Saigon Co.op: Co.opmart, Co.opXtra hoặc Finelife.

Ngày 3/6, Auchan Việt Nam chính thức đóng cửa 15 trong số 18 siêu thị, kết thúc hành trình 4 năm xây dựng và phát triển tại thị trường Việt Nam. Auchan đã đóng cửa và trả mặt bằng 15 trong tổng số 18 cửa hàng Auchan có mặt tại Việt Nam, chỉ để lại 3 siêu thị trên địa bàn TP.HCM gồm Auchan Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), Auchan Crescent Mall (quận 7) và Auchan Era (quận 7).

{keywords}

Ngày 14/5, Auchan đã tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam, bán sới toàn bộ 18 cửa hàng cho doanh nghiệp nội địa. Lý do phía Auchan đưa ra là tình hình kinh doanh không khả quan từ áp lực của các hình thức bán lẻ hiện đại.

Vào Việt Nam từ năm 2015, Auchan bắt tay với các doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản lớn để hợp tác xây dựng siêu thị ngay chính chung cư của chủ đầu tư. Hệ thống siêu thị này từng lên kế hoạch đầu tư 500 triệu USD với tham vọng mở 300 siêu thị và cửa hàng.

Doanh nghiệp bán lẻ nổi tiếng của Pháp cũng nhiều lần thay đổi nhận diện thương hiệu từ S.Mart đổi thành Simply và nay là Auchan. Doanh số bán hàng từ 18 cửa hàng chỉ thu về khá khiêm tốn, thậm chí còn rơi vào vòng thua lỗ và buộc phải bán đi.

Mảng bán lẻ tại Việt Nam dù đánh giá tiềm năng song đã không ít doanh nghiệp ngoại phải rời sân. Sự rút lui của Auchan đã nối dài thêm danh sách các đại gia bán lẻ thế giới “hụt hơi” tại thị trường VN.

Aeon chính thức chia tay Fivimart sau 4 năm gắn bó. Ngay sau đó, Vingroup xác nhận việc mua lại 100% cổ phần chuỗi siêu thị Fivimart.

Đầu năm 2016, Tập đoàn TCC (Thái Lan) đã mua lại Tập đoàn Metro tại Việt Nam, bao gồm tất cả 19 trung tâm và các bất động sản liên quan trị giá 655 triệu Euro (khoảng 18.143,5 tỷ đồng). Sau một năm về tay ông chủ người Thái, hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam đã được đổi tên thành MM Mega Market.

Casino Group (Pháp) bán lại chuỗi BigC VN cho Central Group (Thái Lan) và Jardine Matheson Group (Hồng Kông) cũng đóng cửa siêu thị Giant.

Nam Hải