- Để cải thiện tình trạng tái cơ cấu ngành ì ạch trong suốt thời gian qua, Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ, trong giai đoạn 2016-2020 bố trí thêm số vốn 96.000 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với Bộ NN-PTNT vào sáng 25/5, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: "quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2012-2015 đạt được những thành tích nhất định song cũng bộc lộ không ít hạn chế và yếu kém".

Ông Doanh cho biết, kết quả tái cơ cấu trong thực tiễn mới chỉ là bước đầu và chưa tạo được chuyển biến rõ rệt, tăng trưởng của ngành chưa vững chắc. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành chưa được đồng bộ, ở các địa phương. Nhiều địa phương đã sớm triển khai và đạt được kết quả khá rõ nét (Đồng Tháp, Lâm Đồng, Hà Tĩnh…) nhưng vẫn còn nhiều địa phương triển khai chậm.

{keywords}

Ngoài ra, năng suất chất lượng một số loại nông sản còn thấp, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập; tình trạng buôn bán vật tư giả, chất lượng kém, lạm dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong sản xuất vẫn diễn ra phức tạp…

Cũng theo ông Doanh, để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ trong phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn từ năm 2016-2020 ưu tiên bố trí vốn cho ngành nông nghiệp.

Cụ thể, ngoài 43.158 tỷ đồng đã được giao chính thức, giai đoạn 2016-2020, Bộ NN-PTNT cần bổ sung thêm tối thiểu 96.000 tỷ đồng. Trong đó, giao bổ sung thêm nguồn Ngân sách Nhà nước là 4.500 tỷ đồng; giao bổ sung thêm nguồn ODA là 22.700 tỷ đồng và giao nguồn Trái phiếu Chính phủ là 51.845 tỷ đồng. 15.788 tỷ đồng là số tiền thực hiện các dự án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định, nhiệm vụ của tái cơ cấu ngành nông nghiệp trước hết là tái cơ cấu gắn với phát triển thị trường, không chỉ là thị trường trong nước mà còn phải phát triển thị trường quốc tế, khu vực.

“Quá trình huy động vốn đầu tư nông nghiệp phải huy động các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất. Đồng thời, phát triển mạnh hình thức hợp tác xã thể; tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nông dân, nông dần và hợp tác xã… nhằm hình thành các vùng chuyên canh để tạo ra vùng sản xuất lớn có giá trị cao”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

B.Hân