Ngày càng thụt lùi

Cụ thể, năm 2015, có khoảng 69% doanh nghiệp FDI mua nguyên liệu đầu vào từ các DN tư nhân trong nước, thì tỷ lệ này đã giảm xuống còn 62,5% trong năm 2017 và 60,2% vào năm 2018. Xu hướng tương tự cũng diễn ra đối với nhóm các nhà cung cấp là cá nhân và hộ gia đình. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI có nhà cung cấp là các cá nhân và hộ gia đình đã giảm từ 19,3% năm 2015 xuống chỉ còn 15% vào năm 2018.

Liệt kê đối tượng khách hàng chính của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong ba năm qua cho thấy, đa số bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các cá nhân người Việt Nam (66%), cho doanh nghiệp tư nhân khác trong nước (64%) và DN Nhà nước (24%).

{keywords}

Mặc dù số DN FDI tìm kiếm nhà cung cấp Việt Nam nhiều hơn trước, nhưng tỷ lệ lại thụt lùi, trong những năm gần đây.

Con số trên quá chênh lệch so với số doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn với đối tác nước ngoài, những thành phần có nhiều khả năng hội nhập vào những chuỗi cung toàn cầu. Hiện chỉ 15% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bán hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, bên cạnh đó là 8,4% xuất khẩu sản phẩm trực tiếp và vỏn vẹn 7,4% xuất khẩu gián tiếp thông qua việc bán hàng cho các doanh nghiệp mua hàng bên thứ ba.

Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hoàn toàn có thể hưởng lợi về công nghệ và quản lý. Rất ít DN tư nhân tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, hoặc là nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Tỷ lệ này thậm chí càng ngày càng giảm. trị bằng cách tham gia vào chuỗi cung ứng, trở thành nhà cung cấp hàng hoá đầu vào và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, với xu hướng trên, có lý do để lo lắng, về khả năng hội nhập kinh tế toàn cầu, của khu vực kinh tế tư nhân trong nước, VCCI nhận xét.

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng cho rằng, liên tục trong những năm qua, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng và 56% trong số đó được đổ vào lĩnh vực sản xuất, chế tạo. Tuy nhiên, số DN Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI là hết sức hạn chế, đặc biệt ở những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao như sản xuất ô tô, thiết bị điện tử.

Mối liên kết lỏng lẻo

Lý do chính được giới chuyên môn đưa ra là do các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ngày càng nhỏ đi về quy mô nên không thể tham gia vào chuỗi cung ứng. Một doanh nghiệp tư nhân điển hình hiện nay có chưa đến 20 nhân viên và 1,2 tỷ đồng (54.000 USD) vốn đầu tư cố định. Vào thời điểm lẽ ra các doanh nghiệp Việt Nam cần phát triển vững mạnh thì họ lại đang nhỏ đi, cả về quy mô đầu tư và lao động. Sau 30 năm đổi mới, chúng ta vẫn chưa có được một thế hệ các doanh nghiệp ngang tầm thế giới.

Điều đáng nói là DN tư nhân hiện nay chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng,... ít tham gia vào sản xuất, công nghiệp. Hơn 50% doanh nghiệp dân doanh vay vốn ngân hàng, chủ yếu để trang trải hoạt động, chứ ít đầu tư cho đổi mới sáng tạo, thiết bị máy móc hay công nghệ. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao rất thấp, so với các nước trong khu vực chỉ đạt 2%. Nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, khoảng 0,2-0,3% tổng doanh thu.  

{keywords}
Sự tham gia của các DN 100% vốn trong nước còn mờ nhạt và hạn chế (ảnh minh họa)

VCCI cho rằng thách thức của việc thiếu vắng các doanh nghiệp có quy mô vừa, khiến cho Việt Nam không thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, có rất ít mối liên kết giữa DN nhỏ với doanh nghiệp FDI. Các DN nhỏ Việt Nam chưa tạo được độ tin cậy cao với các tập đoàn đa quốc gia.

Cũng theo VCCI, các DN FDI hiện hoạt động tại Việt Nam chưa hài lòng về chất lượng và năng lực của các nhà cung cấp nội địa. Gần 60% doanh nghiệp FDI cho biết khó đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, để có thể hưởng ưu đãi thương mại, do họ gặp phải những vấn đề về chất lượng và năng lực của nhà cung cấp trong nước.

Các doanh nghiệp FDI lớn đang hoạt động tại Việt Nam đến nay vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp, để tận dụng giá nhân công rẻ, nhưng ưu thế này ngày càng mất dần so với những nước như Campuchia, Lào.

Rất ít doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, hoặc ở phạm vi là nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Không những thế, tỷ lệ ngày càng giảm đi - đây là điều khá ngạc nhiên. Bởi sự hiện diện của các chuỗi giá trị toàn cầu tại Việt Nam hiện nay rất rõ. Thậm chí nhiều nhà kinh tế còn nhìn nhận, Việt Nam là một trong những “công xưởng sản xuất” lớn của châu Á.

Cho đến nay, dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng cao, nhưng đóng góp chủ yếu vẫn từ khu vực DN FDI chiếm hơn 70% kim ngạch cả nước. Sự tham gia của các DN 100% vốn trong nước còn mờ nhạt và hạn chế.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ: hoặc tiếp tục xuất khẩu dựa vào gia công, lắp ráp, có giá trị gia tăng thấp; hoặc đa dạng hoá và vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu, để tham gia vào công đoạn đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Đứng trước ngã rẽ này, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, khi mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội đang rất hạn chế, không tạo được hiệu ứng lan toả.

Trần Thủy