Mục tiêu từ Fedex
Một cuộc điều tra về việc “giao hàng sai địa chỉ” các gói hàng của FedEx như một cảnh báo của Bắc Kinh sau khi Tổng thống Trump áp đặt lệnh cấm kinh doanh với hãng viễn thông khổng lồ Huawei Technologies.
Theo Reuters, FedEx đã xin lỗi vì nhầm lẫn khi giao các gói hàng của Huawei. Các báo cáo sau đó cho biết, bưu kiện đã được trả lại cho người gửi. Huawei cho hay họ đã xem xét lại mối quan hệ của mình với dịch vụ giao hàng tại Mỹ. Hai gói hàng chứa tài liệu phải được chuyển đến công ty ở Trung Quốc từ Nhật Bản thay vì Mỹ mà không được phép.
FedEx tuyên bố họ coi trọng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và mối quan hệ với các khách hàng Trung Quốc, bao gồm cả Huawei. Công ty FedEx sẽ hợp tác đầy đủ với bất kỳ cuộc điều tra nào theo quy định về cách FedEx phục vụ khách hàng của mình.
Theo Tân Hoa Xã, để một công ty nước ngoài xếp vào diện “không đáng tin cậy”, Trung Quốc sẽ xem xét liệu họ có phân biệt đối xử với các công ty trong nước hay không. Các tiêu chí còn lại sẽ là vi phạm quy tắc thị trường, vi phạm hợp đồng, gây tổn hại cho các công ty Trung Quốc và các mối đe dọa thực tế hoặc tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia”.
Tân Hoa Xã cũng đã mở một cuộc thăm dò FedEx đã vi phạm luật pháp và quy định của Trung Quốc và làm hại khách hàng bằng cách chuyển sai địa chỉ gói hàng.
Còn theo ông Ma Junsheng, người đứng đầu Cục Bưu chính quốc gia Trung Quốc, nói với CCTV News: “Cuộc điều tra về FedEx giúp bảo vệ trật tự thị trường chuyển phát nhanh ở Trung Quốc và giúp bảo vệ các quyền hợp pháp của các công ty và người dùng Trung Quốc”.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã nói trong một bài bình luận rằng Trung Quốc đã thiết lập một danh sách các công ty “không đáng tin cậy” và cuộc điều tra về FedEx sẽ là một cảnh báo cho các công ty và cá nhân nước ngoài khác vi phạm luật pháp và quy định của Trung Quốc.
Loạt công ty công nghệ vào tầm ngắm
Mục tiêu khác là các công ty công nghệ toàn cầu khổng lồ của Mỹ như Alphabet Inc., Google, Qualcomm Inc. và Intel Corp đến các nhà cung cấp đã cắt đứt quan hệ với Huawei, như Toshiba và Arm.
Quan điểm trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang bất đồng khi đàm phán thương mại. Quyết định của Mỹ áp mức thuế bổ sung, tăng từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD vào ngày 10/5 vừa qua - đúng thời điểm Mỹ và Trung Quốc còn đang tiến hành đàm phán - còn chưa kịp dịu đi, Bộ Thương mại Mỹ đã lập tức “dội thêm một gáo nước lạnh” vào mối quan hệ thương mại đầy căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn trên thế giới, với quyết định áp thuế mới.
Theo thông báo, Chính phủ Mỹ sẽ áp đặt các mức thuế lên tới 79,7% đối với thùng bia và 1,73% đối với đệm của Trung Quốc. Đây là biện pháp áp đặt thuế quan mới mà Mỹ áp đặt với hàng hóa Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa biết bao giờ mới kết thúc.
Căng thẳng thương mại tiếp diễn làm tăng mối lo ngại về tác động đối với nền kinh tế toàn cầu. Bloomberg cho biết Trung Quốc sẽ có kế hoạch hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ nếu cần. Các nhà đầu tư hiện đang tìm kiếm một cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tháng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka để có thể tái lập và giảm bớt căng thẳng thương mại.
Cố vấn cấp cao của Nhà Trắng, Kellyanne Conway, gợi ý Tổng thống Trump có thể yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin gặp gỡ các quan chức Trung Quốc tại Nhật Bản vào tuần tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang leo thang.
IMF ước tính, cuộc chiến thương mại nếu kéo dài có thể làm giảm tăng trưởng toàn cầu xuống mức 0,8% trong năm tới. Tháng trước, Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo, tăng trưởng khu vực sẽ giảm xuống còn 5,7% trong năm nay, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với năm ngoái và cảnh báo con số này có thể sẽ còn xuống mức thấp hơn 5,6% trong các năm tiếp theo.
Nam Hải - Khổng Hồng