Tại họp báo chuyên đề ngày 5/10, đại diện Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính nói rõ hơn về việc xử lý khoảng trống pháp lý trong việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT. Việc này có thể khiến nhiều dự án đã thi công xong, chủ đầu tư đã bỏ ra hàng ngàn tỷ nhưng sẽ bị treo chờ cơ chế.
Bất cập dự án BT: Bảng giá đất chỉ bằng 30-50% giá thị trường
Tình hình 'rất gấp', Bộ hỏi quan điểm tỉnh về dự án BT
Đề nghị Hà Nội tạm dừng dùng quỹ đất thanh toán các dự án BT
Lý giải việc Bộ Tài chính có văn bản đề nghị các địa phương dừng thanh toán dự án BT, ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết: Theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 13 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì Chính phủ sẽ quy định chi tiết về sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT; Quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT.
Như vậy, kể từ ngày 1/1/2018, không áp dụng quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng - chuyển giao.
Bộ Tài chính muốn chặt chẽ hơn trong việc thanh toán dự án BT. Ảnh: L.Bằng |
Việc quy định thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT thuộc thẩm quyền của Chính phủ (cấp ban hành văn bản quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT).
Đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh: Đây là tạm dừng thanh toán chứ không phải dừng dự án BT.
Nói về việc Nghị định về thanh toán dự án "đổi đất lấy hạ tầng" chậm ban hành, ông Nguyễn Tân Thịnh cho rằng, đây là nghị định rất khó vì liên quan nhiều quy định pháp luật khác nhau như đầu tư, tài sản công, xây dựng, đất đai,... Đặc biệt là việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán như thế nào cho đảm bảo giá thị trường, tránh thất thoát lãng phí...
Để không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư, ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết trong thời gian chờ Nghị định ban hành, Chính phủ sẽ ban hành một Nghị quyết của Chính phủ để giải quyết việc thanh toán.
“Đối với các dự án đã ký hợp đồng rồi, trong thời gian Nghị định chưa ban hành thì thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ để xử lý khoảng trống pháp lí. Nguyên tắc là được thanh toán theo các văn bản quy phạm pháp luật ở từng thời kì. Hợp đồng kí ở thời kì nào thì áp dụng nguyên tắc thanh toán ở thời kì đó”, đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Sau khi Nghị định của Chính phủ được ban hành thì việc thanh toán các dự án BT thực hiện theo các quy định của Nghị định mới này. Tuy nhiên, có điều khoản chuyển tiếp với các dự án đã kí hợp đồng trước ngày Nghị định có hiệu ực thi hành.
Tại hội nghị trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức mới đây, ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, đã nhắc đến việc Bộ Tài chính có văn bản yêu cầu tạm dừng dùng tài sản công thanh toán cho các dự án BT.
Ông Nguyễn Doãn Toản cho rằng việc dừng thanh toán dự án BT khiến thành phố gặp khó khăn. Nguyên nhân là nếu dừng thanh toán ngày nào thì chủ đầu tư sẽ tính lãi dự án ngày đó; nếu thanh toán ngang giá ngay thì sẽ giảm được lãi suất phát sinh tại các dự án.
Cho nên, đại diện UBND TP. Hà Nội đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn nội dung này. Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cũng có kiến nghị tương tự.
L.Bằng
Lộ sai phạm đất đai hơn 8.300 tỷ đồng
Kết quả kiểm toán cho thấy công tác quản lý, sử dụng đất còn nhiều sai sót, hạn chế và bất cập. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 8.300 tỷ đồng.
Đại gia ‘ôm đất vàng’: Một đợt rà soát lộ gần 4.000 tỷ sai phạm
Hơn 3.815 tỷ đồng sai phạm đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra tại 21 dự án BT (xây dựng - chuyển giao).
Thanh tra 38 dự án nhà đất Hà Nội: Vạch sai phạm 1.500 tỷ
Kết luận của Thanh tra Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng tại 38 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị cho thấy hàng loạt sai phạm của Hà Nội.