Dành gần chục năm để chế tạo những chiếc máy bay trực thăng để cất cánh trên bầu trời nhưng chưa lần nào kỹ sư Bùi Hiển thực hiện được.
Kỹ sư Bùi Hiển (Bình Dương) tâm sự, chỉ vì niềm đam mê với những mô hình máy bay trực thăng từ khi còn nhỏ, nên ông có suy nghĩ nhất định phải chế tạo ra được một chiếc cho riêng mình.
Tuy nhiên, cuộc sống cơm áo gạo tiền, vì mưu sinh nuôi con và chăm lo cho gia đình, ông Hiển phải dành hết thời gian cho xưởng sửa chữa ô tô của riêng mình. Cuộc sống những năm trước đây của gia đình ông không hề khá giả, hai vợ chồng cũng tần tảo, tiết kiệm, vất vả nuôi nấng các con ăn học.
Và chỉ khi đến cái ngưỡng chập chờn gần đầu 6, khi cơ ngơi đã tạm ổn, con cái trưởng thành, ông Hiển mới có kinh tế, thời gian để dành cho những đam mêm của bản thân mình.
Ông tâm sự: "Khi con trai lớn vững nghề, sẵn sàng tiếp quản xưởng sữa chữa ô tô của tôi, thì tôi trao toàn quyền quản lý cho con, rồi bắt đầu nghiên cứu để làm chiếc máy bay cho riêng mình.
Kỹ sư Bùi Hiển bên chiếc trực thăng của mình |
Ban đầu, tôi đi tìm hiểu một số trang mạng chuyên thiết kế máy bay, xem mô hình, xem thiết kế rồi tìm tòi, tôi có lợi thế là làm cơ khí từ bé nên hiểu biết máy móc nhiều.
Sau đó, tôi phải tự nâng trình độ tiếng Anh của mình lên, bằng cách tự học. Ngày nào cũng miệt mài học mấy tiếng, tôi chủ yếu học từ ngữ chuyên ngành kỹ thuật, cũng mất vài tháng mới ổn ổn.
Hầu hết các sách vở, cũng như các bài thuyết trình đều bằng tiếng Anh, với một anh chàng đầu 6 như tôi, học tiếng là điều vô cùng khó, nhưng tôi vẫn chấp nhận đối đầu, vì tôi nghĩ mình làm được.
Khi đó, cả gia đình đều cho rằng tôi chỉ phí thời gian, sẽ khó thành công, nhưng không ai phản đối, nên tôi quyết tâm sẽ phải làm bằng được".
Cũng theo ông Hiển, bản thân ông khi làm cũng xác định sẽ rất khó khăn với một người không chuyên, mất vài tháng sau đó mới hình thành được phần khung thiết kế.
Ông luôn xác định máy bay trực thăng làm khó nhất, dù máy bay cánh bằng rất dễ làm, không đòi hỏi động cơ phải nhiều tiêu chuẩn, nhưng mọi điều kiện thực hiện lại không cho phép bay thử trực thăng.
Bỏi vì, đòi hỏi phải có đường băng, chưa có giấy phép thì không thể bay máy bay cánh bằng, muốn đăng ký phương tiện, bản quyền đòi hỏi các thủ tục, giấy tờ rườm rà, nên ông bắt buộc phải làm trực thăng để bay được trong kho, loại phương tiện khó nhất có thể làm được.
"Khi bắt tay vào làm máy bay trực thăng đầu tiên tôi chỉ nghĩ làm cho thỏa đam mê và khẳng định với bạn bè quốc tế rằng người Việt Nam cũng có thể làm được việc khó như vậy.
Tôi chỉ mong muốn mình làm được một sản phẩm tự tay mình làm ra, có thể bay trên bầu trời một cách hoàn thiện. Tôi cũng nghĩ, sau khi hoàn thiện mình có thể làm được các bước tiếp theo với điều kiện nhà nước quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ.
Nhất là khi tôi đã làm chủ được công nghệ, máy bay bay được rồi, nhưng để bay an toàn, có hệ số cao thì phải được nhà nước hỗ trợ. Thế nhưng, chuyện gì đến phải đến, hai chiếc máy bay trực thăng tự chế của tôi làm xong rồi cũng để trong kho, chỉ dừng lại quy mô tự bay độ cao vài mét.
Trong khi, tôi chỉ muốn nếu làm được thì tôi sẽ dùng nó để áp dụng vào nông nghiệp, phục vụ giúp bà con phun thuốc trừ sâu trên diện tích rộng, vừa tránh độc hại, lại năng suất", ông Hiển tâm sự thêm.
Thời gian chờ đợi lâu quá, nên mệt rồi
Sau khi hai chiếc máy bay trực thăng làm ra nhưng không được bay thử, không được đăng ký bản quyền để áp dụng vào thực tế, bản thân ông Hiển rất chán nản.
Ngay sau đó, ông được Hiệp hội hàng không vũ trụ Việt Nam gợi ý làm máy bay không người lái, dễ được cấp phép bay thử hơn. Bản thân ông Hiển khi đó về tài chính đã khá cạn kiệt vì mỗi mô hình kia ông đã chi ra cả vài trăm triệu đồng.
Bởi máy móc ông đều tự đi sang Campuchia, nước ngoài để đặt về nên khá đắt đỏ. Khi bắt tay làm dự án máy bay không người lái ông nhận lời hợp tác với Đại học Bách khoa Hà Nội, ông làm phần thân, còn bộ điều khiển, phần cánh là do Đại học trên phụ trách.
Tuy nhiên, khi ông Hiển đã hoàn thiện phần khung cách đây cả 3-4 tháng thì bên trường Đại học vẫn chưa có động thái gì về bộ điều khiển cũng như phần cánh. Còn nếu tự lực ông Hiển làm, thì ông không còn đủ sức, đủ tiềm lực tài chính.
"Công nghệ chế tạo máy bay để làm chủ tôi đã làm được, nhưng khi hợp tác lại phụ thuộc nhiều yếu tố. Mới đây, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa phần cánh vào bay thử, nhưng cánh lại làm theo công nghệ mới, sợi carbon, trong khi kinh nghiệm chưa có, nên không thành công.
Vì cánh máy bay không đảm bảo chất lượng nên tôi đã trả lại cho nhà trường, yêu cầu nên làm lại. Nếu như để cho tôi làm cánh thì chiếc máy bay trên đã bay được lên bầu trời, vì làm bằng nhôm như tôi vẫn làm là hoàn toàn chính xác", ông Hiển chia sẻ.
Điều đáng buồn, theo ông Hiển, ông rất lo ngại khi sức khỏe của mình hiện nay đang yếu dần đi. Những ngày vừa qua, ông rất nản khi cơ thể yếu đi, phải tập trung điều trị bệnh, kiêng ăn nhiều, nên hay bị choáng đầu, không thể tự lái được máy bay.
"Gần chục năm dành tâm huyết cho những chiếc máy bay, tôi chỉ mong một lần được cất cánh trên bầu trời, để khẳng định với mọi người là tôi làm được, nhưng điều ấy vẫn còn đang quá xa vời, như tên chiếc máy bay của tôi "Giấc Mơ"", ông Hiển tâm sự.
(Theo Báo Đất Việt)
Gửi ô tô 3 ngày ở Bệnh viện Nhi TW mất 1,7 triệu đồng
Đoạn clip phản ánh cuộc tranh cãi giữa người nhà bệnh nhi và bảo vệ của Bệnh viện Nhi Trung ương vì gửi xe 3 ngày bị tính 1,7 triệu đồng gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Trump ra đòn quyết định dìm Trung Quốc: Nỗi ám ảnh 100 năm hiện về
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang chưa có dấu hiệu dừng lại ẩn chứa nhiều nỗi lo hơn là cơ hội.
Sự thực 4 chiếc gối dư thừa, khăn trải ngang cuối giường khách sạn
Có bao giờ bạn tự hỏi 4 chiếc gối và chiếc khăn được trải ngang ở cuối giường trong khách sạn dùng để làm gì không?
Thất bại duy nhất trong đời nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh
Xuất hiện nữ tỷ phú giàu thứ 14 của Việt Nam, triết lý kinh doanh khởi nghiệp của bà Tôn Nữ Thị Ninh, Shark Dũng,... là những thông tin được dư luận quan tâm tuần qua.
Sự thật đào tiên khổng lồ mới xuất hiện: 1kg/quả, rẻ như rau muống
Giống hệt đào Nhật Bản, bán tràn ngập trên thị trường dưới mác “đào Sapa”, thế nhưng ít ai biết rằng, loại đào tiên khổng lồ có xuất xứ từ Trung Quốc này có giá bán khoảng 10.000 đồng/quả.