Chiến dịch thanh trừng giới công nghệ

Trong năm 2021, Trung Quốc đã siết chặt các quy định pháp lý nhắm vào những "gã khổng lồ" công nghệ số của nước này, trong đó có việc ban hành một loạt quy định luật pháp đối với nhiều vấn đề, từ chống độc quyền cho đến bảo mật dữ liệu. Các động thái này làm dấy lên lo ngại trong giới đầu tư và vốn hóa của các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc đã "bốc hơi" hàng tỷ USD.

Theo Bloomberg, tổng tài sản của 24 tỷ phú công nghệ và công nghệ sinh học Trung Quốc đã giảm 16% kể từ cuối tháng 6/2021. Các DN công nghệ lớn của Trung Quốc đang hứng chịu tác động nặng nề sau một loạt các lệnh "thanh trừng" nhắm vào giới công nghệ.

Đầu tiên là chuyện bất ngờ đình hoãn vụ phát hành cổ phiếu ra công chúng để chuẩn bị lên sàn chứng khoán cả Thượng Hải lẫn Hồng Kông của Ant Group, một tập đoàn công nghệ - tài chính với tỷ phú sáng lập là Jack Ma, bất kể khả năng thương vụ này có thể đã đem về cho Trung Quốc hơn 30 tỷ đô la Mỹ tiền đầu tư gián tiếp.

{keywords}
Nhà sáng lập Alibaba có mức thâm hụt tài sản sâu nhất thế giới

Sau đó đến hai tập đoàn công nghệ lớn nhất nước này là Alibaba và Tencent lần lượt rơi vào tầm ngắm của giới quản lý, muốn chống lại tình trạng độc quyền của chúng bằng nhiều quy định khắc nghiệt.

Công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới, tính theo doanh số Alibaba của tỷ phú Jack Ma, đã bị phạt 2,8 tỷ USD vào tháng 4 vì những hành vi mà các nhà quản lý cho rằng đã kìm hãm sự cạnh tranh. Ngoài ra, nền tảng giao đồ ăn Meituan cũng đã bị phạt 534 triệu USD vào ngày 8/10.

Mới đây, doanh nghiệp vận hành ứng dụng gọi xe Didi Global vừa mới lên sàn chứng khoán New York được vài ngày, thu về 4,4 tỷ USD, cũng bị điều tra, ứng dụng này bị gỡ, không được nhận khách hàng mới.

Những công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc đều bị ảnh hưởng, như "gã khổng lồ Internet" Tencent bị văng khỏi 10 công ty hàng đầu thế giới dựa theo vốn hóa trên sàn chứng khoán Hong Kong, hay cổ phiếu Alibaba cũng giảm hơn 30% kể từ đầu năm.

{keywords}
Nhà sáng lập của Pinduoduo

Tập đoàn Tencent và Alibaba đã rớt khỏi danh sách 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, khiến Trung Quốc không còn đại diện nào trong top 10.

Theo dữ liệu của Quick-FactSet, năm 2020, Tencent từng đứng ở vị trí thứ 7, tiếp sau đó là Alibaba ở vị trí thứ 9. Hồi tháng 2/2021, Tencent từng vươn lên hạng 6 trước khi vốn hóa thị trường sụt giảm 40%. Tính đến ngày 18/12, ông lớn công nghệ Trung Quốc này đứng thứ 11.

Giới siêu giàu biến động

Trung Quốc hiện có hơn 1.000 tỷ phú, nhiều gấp đôi so với 5 năm trước, nhờ sự phổ biến của các nhóm công nghệ thành công. Tuy nhiên, sau việc siết quản lý gần đây của Bắc Kinh, mức độ ưu tiên giữa các lĩnh vực đang dịch chuyển.

Thời báo Tài chính (FT) cho biết tài sản của các tỷ phú trong lĩnh vực công nghệ giảm 87 tỷ USD giai đoạn từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8 năm nay.

Các nhà sáng lập của Pinduoduo và Alibaba là những người chứng kiến mức thâm hụt tài sản sâu nhất thế giới. Jack Ma từng là người giàu nhất Trung Quốc, nhưng tài sản của ông mất tới 37%, khoảng 21,4 tỷ USD.

{keywords}
Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande

Colin Zheng Huang, nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Pinduoduo, mất tới 64% tài sản năm nay khi cổ phiếu lao dốc. Vốn đã chịu tác động từ chiến dịch điều tra chống độc quyền nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc, Pinduoduo rơi vào cảnh khốn khó trăm bề khi ông Huang, đột ngột rời ghế chủ tịch vào tháng 3, ngay khi Pinduoduo vượt qua Alibaba để trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất quốc gia này.

Xếp sau ông Ma là nhà sáng lập Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande Xu Jiayin, - người đã mất 18 tỷ USD trong năm 2021. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Evergrande đã khiến tài sản ông Xu Jiayin, giảm mạnh. Evergrande lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu USD vào tháng 12, khiến giá cổ phiếu của "quả bom nợ" này tiếp tục lao dốc, xuống mức 0,19 USD trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong vào ngày 15/12.

Ông Xu Jiayin giữ khá nhiều tài sản thông qua các doanh nghiệp của Evergrande hoặc công ty vỏ bọc ở nước ngoài, điều mà giới giàu có toàn cầu hay làm để hợp pháp giấu tài sản. Ông là một trong những tỷ phú châu Á từng xuất hiện trong hồ sơ Panama vào năm 2016.

Ông Xu Jiayin và vợ đang sở hữu khoảng 77% cổ phần của Evergrande, phần lớn thông qua doanh nghiệp British Virgin Islands. Năm 2014, ông mua ngôi nhà sang trọng trị giá 30 triệu USD thông qua nhiều công ty vỏ bọc, một trong số đó có tên Golden Fast Foods Pty. Australia sau đó buộc ông phải bán bất động sản này bởi thỏa thuận đã vi phạm luật đầu tư nước ngoài.

Bảo Anh

10 tỷ phú 'mất của' nhiều nhất trong năm 2021

10 tỷ phú 'mất của' nhiều nhất trong năm 2021

Trong số này, những người siêu giàu của Trung Quốc bị thiệt hại nhiều nhất, chiếm 6/10 tỷ phú có giá trị ròng giảm mạnh nhất trong năm.