Chỉ số chứng khoán MOEX của Nga lao dốc, mất tới gần 40% sau khi đã mất vài chục phần trăm trong các phiên trước đó.
Cụ thể, chỉ số chứng khoán MOEX lúc 16h chiều phiên 24/2 (giờ Việt Nam) giảm khoảng hơn 1.000 điểm (tương đương khoảng 35%) xuống dưới ngưỡng 2.000 đồng. Trước đó, chỉ số này đã mất gần 400 điểm trong phiên Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho các lực lượng vào các khu vực phía đông Ukraine sau khi công nhận nền độc lập của họ.
Chỉ số Dow Jones Future của Mỹ giảm gần 600 điểm.
Trong khi các chỉ số chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm 2,5-3,5%.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm hơn 3,2%.
Chứng khoán Nga giảm mạnh 35% trong một phiên. |
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN-Index giảm hơn 29 điểm (hơn 1,9%) xuống 1.483,19 điểm.
Giá dầu tăng vọt lên trên ngưỡng 100 USD/thùng, trong khi vàng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 1.900 USD lên trên 1.940 USD/ounce.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh sau khi Tổng thống Nga Putin " phát động một cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine" và Ngoại trưởng Ukraina Dmitry Kuleba tuyên bố chiến tranh giữa Nga - Ukraina đã nổ ra.
Lúc 10h sáng 24/2 (giờ Việt Nam, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, phía đông Ukraine, và kêu gọi quân đội Ukraine trong khu vực hạ vũ khí.
Giới đầu tư nhanh chóng bán tháo cổ phiếu và không còn hứng thu với các loại tài sản rủi ro khi mà chiến tranh đã thực sự nổ ra và nền kinh tế thế giới vốn đang chật vật vì lạm phát giờ đây hứng chịu thêm nhiều nguy cơ sụt giảm tăng trưởng.
Cuộc chiến Nga-Ukraine đã nổ ra. |
Nhiều người lo ngại những kịch bản xấu hơn có thể xảy ra. Đó là một sự thay đổi chế độ tại Ukraine và sự đối đầu phương Tây-Nga lên đỉnh điểm.
Trên Reuters, Michael James, giám đốc điều hành giao dịch cổ phiếu của Wedbush Securities ở Los Angeles, cho rằng, nếu có bất cứ điều gì xảy ra, Tổng thống Nga Putin vẫn đang tiếp tục hành động bất chấp các lệnh trừng phạt gia tăng. Điều đó thực sự làm tăng thêm sự lo lắng về các hành động mạnh mẽ hơn nữa. Và điều đó sẽ có ý nghĩa đáng kể đối với hàng hóa và lạm phát nói chung.
V. Hà