Một năm săn bắt được hàng chục “thủy quái” từ 10kg trở lên dọc từ các khe suối, thượng nguồn sông Lam là một trong những kỳ tích mà không phải ai cũng có thể làm được. Anh được mệnh danh là “sát thủ” của những con cá chình, cá lăng, cá trắm… khủng.

Ly kỳ chiến thuật săn 'thủy quái' của 'sát thủ' cá bên dòng Sê San

Tìm về Bản Chắn, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương hỏi anh Toàn “sát thủ” của những con “thủy quái”, không ai là không biết vì anh có biệt tài chuyên bắt được cá khủng trên thượng nguồn Sông Lam.

Sinh năm 1977 trong gia đình có truyền thống làm nghề chài, lưới, (ông nội anh cũng là người dân vạn chài từ huyện Đô Lương lên Tương Dương lập nghiệp), nhờ vậy, anh Lê Văn Toàn được thừa hưởng tất cả cốt cách của một người dân làng chài.

{keywords}
 

 

{keywords}
Bộ câu mà anh dùng để săn “thủy quái”.

Anh Toàn có thân hình rắn rỏi, nước da rám nắng vì từ nhỏ đã theo bố lênh đênh trên sông nước.

Đến năm 12 tuổi, anh Toàn đã có thể tự chèo thuyền đi đánh cá. Cũng từ đó mà kinh nghiệm về săn “thủy quái ” của anh được đúc kết.

Anh Toàn cho biết: “Săn cá 'khủng' trên sông cần phải có nhiều kinh nghiệm, chiến thuật và một chút may mắn.

Ngoài ra, người câu phải nắm rõ đó là loại cá gì, có tập tính ăn thế nào để chọn mồi câu phù hợp... Như cá lăng thường sống trong hang hốc, mùa sinh sản từ tháng 10 hàng năm, chúng thường ra khỏi hang tầm 1 giờ rồi quay lại. 

Cá trắm phải sử dụng mồi dế, câu và mồi phải thả tận đáy sông. Sau khi thả câu thì tầm 2 giờ sau quay lại để vớt câu, nếu không có cá dính câu thì phải thay mồi mới”.

“Nghề săn “thủy quái” không phải lúc nào cũng may mắn, tuy nhiên với bản thân anh thì chưa bao giờ đi về tay không do anh có kinh nghiệm, nắm bắt được tập tính các loài cá, thời tiết khí hậu, mỗi tuần chỉ đi một đến hai hôm chứ không đi thường xuyên”, anh Toàn cho biết thêm.

{keywords}
Thuyền máy là phương tiện mà anh Toàn dùng để đánh bắt cá trên thượng nguồn Sông Lam

Ở thượng nguồn Sông Lam có rất nhiều người hành nghề săn “thủy quái”. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm và bắt được nhiều cá "khủng" như anh. 

Bình quân mỗi năm anh Toàn bắt được hàng chục con cá khủng như: cá trắm, cá lăng, cá chình (cá lệch)… trên 10 kg. Cách đây 1 tuần anh bắt được con cá trắm có trọng lượng 13kg.

Tiếp tục câu chuyện về nghề của mình anh Toàn chia sẻ: “Lần câu được con cá trắm nặng 15kg, anh đã phải theo nó đến 2 giờ đồng hồ, có những lúc tưởng như bỏ cuộc, vì cá nó lớn, lại đi một mình nó đi đâu là phải cho thuyền theo tới đó, nếu người không có kinh nghiệm, độ kiên trì thì cá nó kéo cả người theo xuống sông”.

{keywords}
 

 

{keywords}
Những “thủy quái” đánh bắt ở thượng nguồn sông Lam được các thương lái thu mua, đem về bán cho các nhà hàng miền xuôi.

Hơn 40 tuổi đời, thì đã có 30 năm lênh đênh sông nước săn “thủy quái”, anh Toàn cho biết hiện nay cá lớn ngày một hiếm dần do việc ngăn sông làm thủy điện. 

Tuy nhiên, cá đánh bắt được lại bán được giá. Hầu hết các thương lái đến tận nhà để thu mua, sau đó họ bán về xuôi. Mỗi kg cá chình (cá lêch) có giá 600 nghìn đồng, cá trắm thì từ 150 nghìn/kg, cá lăng 350 – 400 nghìn/kg. Nhờ đó cũng có thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho gia đình.
 
(Theo Lao Động)

Kéo lưới trên sông, nam thanh niên bắt được cá 'khủng' dài 1,6m

Kéo lưới trên sông, nam thanh niên bắt được cá 'khủng' dài 1,6m

Một thanh niên ở Nghệ An đi kéo lưới trên sông đã bắt được một con cá lệch “khủng”, nặng 10kg, dài 1,6m. Sau đó, nam thanh niên này bán con cá với giá hơn 6 triệu đồng.

Bắt được cá hô vàng nặng 125 kg, ngư dân Vĩnh Long bỏ túi hơn 300 triệu

Bắt được cá hô vàng nặng 125 kg, ngư dân Vĩnh Long bỏ túi hơn 300 triệu

Một con cá hô vàng nặng hơn 125 kg vừa sa lưới ngư dân ở cầu Cái Gia Lớn (xã Tân Hội - TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) và được bán với giá trên 300 triệu đồng.