Theo tài liệu còn lưu giữ lại, chợ Âm - Dương có từ năm Nhâm Dần 43 sau Công nguyên. Chợ họp ở địa phận làng Ó (nay là khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh). Tương truyền, ngày xưa đó là bãi chiến trận và đã có rất nhiều người chết trong các cuộc giao tranh.
|
||
Là chợ đặc biệt nên chợ Âm - Dương chỉ họp duy nhất mỗi năm một lần vào đêm mùng 4 rạng mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian rất đặc trưng của vùng Kinh Bắc. |
|
||
Phiên chợ dựa trên quan niệm dân gian cho rằng người dương đi chợ với người âm, cùng mua may bán rủi, những người đi chợ không dám nói cười ồn ào, vì sợ linh hồn hoảng sợ; không dám thắp đèn vì sợ gà sẽ cất tiếng gáy, làm linh hồn tan tác… |
|
||
Gian hàng đặc biệt với những bát cháo trắng. |
|
||
Đặc biệt tại phiên chợ này, người mua, kẻ bán không mặc cả, không đếm tiền. |
|
||
Người tham gia phiên chợ uống rượu tại gian hàng. |
|
||
Những người đi chợ mời nhau uống nước, ăn trầu và hát quan họ Bắc Ninh. |
|
||
Mặt hàng được mua bán nhiều nhất trong chợ là những chú gà đen và các đồ vật tế lễ. |
|
||
Nhiều người dân đến phiên chợ mua đồ lễ, tiếp đó hóa vàng tại hai bên đường. |
|
||
Địa điểm diễn ra phiên chợ này là một bãi đất trống tại gốc cây đa cổ thụ bên rìa làng Ó, cạnh bãi tha ma của làng. |
|
||
Chợ không có lều quán, không hàng lối. |
|
||
Người tham gia phiên chợ hóa đồ vàng mã gửi cho người cõi âm. |
|
|
||
Với người dân nơi đây, chợ Âm - Dương cũng chẳng khác một lễ hội cầu mùa ở các địa phương khác, bởi nó mang đậm nét văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc và đã tồn tại cách đây gần ngàn năm. |
|
||
Những ngọn đèn dầu được thắp thay ánh đèn điện. |
|
||
Nhiều bạn trẻ lưu lại khoảnh khắc tại phiên chợ đặc biệt này. |
(Theo Tiền Phong)
Sáng sớm đến đêm khuya, chen chúc ở chợ hoa lớn nhất Hà Nội
Trời mưa, nhiệt độ giảm sâu cũng không ngăn cản được người Hà Nội đến mua hoa ở chợ Quảng An (Hà Nội) những ngày cuối năm.