Phế liệu chất đầy từ đầu cổng làng, phủ kín các bờ kênh, con ngõ, chi chít trong các ngôi nhà. Trường học bị bủa vây bởi rác, khói đen bủa vây, không khí đặc mùi nhựa, khét lẹt nhưng, 95% hộ gia đình ở thôn Minh Khai (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) vẫn chấp nhận “sống chung với rác”. Thậm chí, hàng loạt gia đình đã giàu lên nhờ rác. Rác chất cao bao nhiêu, nhà cao tầng càng mọc lên nhiều bấy nhiêu, cái giá phải trả cũng theo đó mà tăng dần.

Thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) được nhiều người biết đến với cái tên mỹ miều “làng tỉ phú tái chế”.

Ngay khi vừa hết địa phận Hà Nội, đi qua tấm biển lớn với dòng chữ “Hưng Yên kính chào quý khách” được cắm ngoài quốc lộ 5 cũ cũng là lúc chúng tôi đã thấy rác chất đầy đường. Càng đi sâu vào làng, rác càng nhiều và dày đặc, báo hiệu đã đến “làng tỷ phú tái chế”.

{keywords}
Rác chất đống, cao ngất ngưởng bên cạnh các tòa cao tầng.

Ðầu cổng làng Minh Khai, một tấm biển xanh đã hoen gỉ với dòng chữ trắng to đùng hiện lên: “Cấm đổ rác, xây dựng, trồng cây trên công trình thủy lợi. Nếu vi phạm bị phạt”. Nếu không để ý, không tinh mắt ít ai nhìn thấy tấm biển, bởi lẽ, phủ quanh là rác và rác...Ngay bên kia chiếc cầu nhỏ bắc qua con kênh chạy quanh làng Minh Khai là một chốt bảo vệ thu phí xe ô tô ra vào. Xe tải, xe công nông chất đầy bao lớn, bì nhỏ toàn rác và phế liệu ra vào chở hàng tấp nập 24/24h, nhiều nhất là tầm sẩm tối. Xe cộ qua lại nhiều, khoản “phí bảo trì đường bộ” thu về của “khu công nghiệp” làng nghề này mỗi ngày... không hề nhỏ.

Bờ kênh chạy dọc đầu làng Minh Khai chất đầy rác thải, phế liệu với đủ bao bì, chủng loại. Nước thải từ các hộ sản xuất chui qua các ống cống, ống nhựa đổ ào ra kênh không ngừng nghỉ với đủ màu sắc đỏ, vàng, tím. Ðể ngăn rác, cứ mỗi đoạn sông lại có một dãy cọc tre được người dân dựng lên. Chỉ cần nhìn những dãy cọc tre xiêu vẹo, rác bám chi chít, đặc quánh, bốc mùi hôi thối cũng đủ để thấy nước sông nơi đây ô nhiễm đến mức nào.

Ði một vòng thôn Minh Khai, chúng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Rác len khắp đường cùng ngõ hẻm, chiếm hết mọi không gian lớn nhỏ với đủ thể loại từ túi nylon, ống nhựa, đồng nát, sắt thép phế liệu, cao su thải loại, chai lọ thủy tinh. Nhiều nhất trong số rác ở đây vẫn là túi nylon và đồ nhựa thải loại.

Theo người dân Minh Khai, nguồn nguyên liệu để tái chế ở đây được thu gom từ khắp nơi trong và cả từ... nước ngoài. Trong đó, nhiều nhất từ các bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, làng nghề Triều Khúc (huyện Thanh Trì) hay Phụng Thượng (Phúc Thọ)... Mỗi kg rác nylon sơ chế (giặt qua nước, phơi khô) khi về đến Minh Khai được nhập với giá 2.000 đồng.

Làng “nhập siêu” rác

Không chỉ dừng lại ở quy mô tập trung rác thải “quốc gia”, thôn Minh Khai còn là địa phương “nhập siêu” rác lớn nhất cả nước. Những kiện hàng được ép vuông vức, mỗi kiện cả mấy mét khối, chất cao hơn nhà tầng kế bên các xưởng tái chế nhựa với đủ dòng “mác rác nhập khẩu” từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong vai một thương lái khảo sát nguồn cung, phóng viên đã “mắt thấy, tai nghe” các công đoạn “hô biến” các loại rác thải bẩn thỉu thành đủ loại đồ gia dụng. Hầu hết máy móc của các hộ sản xuất ở đây đều rất thô sơ, thủ công.

Tại một nhà xưởng ở ngoài đầu thôn Minh Khai (tính từ cổng chính vào), khoảng chục công nhân cả nam lẫn nữ đang hì hục phân loại túi nylon, bao bóng đẩy vào máy “cửa ăn rác”, tuabin quay trộn rửa qua nước vài vòng rồi lại được đẩy tiếp vào máy nghiền hoen gỉ và bám đầy nhựa. Một công nhân khác hì hụi cào đống rác, đẩy mạnh vào phễu nghiền. Phía cuối dây chuyền, dòng chất sền sệt, xam xám theo nước thải trực tiếp ra kênh, mương, phân, rác ùn ứ, mắc kẹt tại các họng cống. Trong chốc lát, đám rác nylon bẩn thỉu đã được “đầu thai hình hài” mới, quyện vào nhau đặc quánh, đen sì, xông mùi hắc xịt. Qua 2 lần nóng, 2 lần chảy, nhựa được kéo sợi, ngâm trong bồn nước to tưới lạnh liên tục. Những tấm nhựa này được máy cắt nhỏ, hong khô thành hạt nhựa.

Theo kết quả phân tích 12 mẫu nước mặt mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên tại thôn Minh Khai, tất cả các mẫu đều vượt quy chuẩn và có tổng 88/228 thông số quan trắc vượt giới hạn cho phép. Trong đó các chỉ số BOD5, COD, TSS đều vượt từ hơn 1 đến 7 lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; riêng chỉ số NH4 vượt tới 32,5 lần mức cho phép.

Theo thông tin từ Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường, nguyên liệu để sản xuất tái chế tại làng nghề Minh Khai hiện chủ yếu là phế liệu nhựa có nguồn gốc từ nước ngoài, là phế liệu nhập lậu làm nguyên liệu sản xuất. Việc nhập phế liệu từ nước ngoài của các cơ sở tái chế nhựa ở làng nghề Minh Khai là vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

(Theo Tiền phong)

Toàn cảnh tòa lâu đài gà vàng 300 tỷ của đại gia phế liệu

Toàn cảnh tòa lâu đài gà vàng 300 tỷ của đại gia phế liệu

Chủ nhân của tòa lâu đài này là ông Nguyễn Quốc Thanh, quê gốc ở Thanh Hóa, từng mưu sinh bằng nghề buôn bán sắt vụn.

Ụ nổi 83M: Đại gia phế liệu Bắc Ninh trả 1 tỷ

Ụ nổi 83M: Đại gia phế liệu Bắc Ninh trả 1 tỷ

Nhiều đại gia có tiếng trong làng thu mua phế liệu, sắt vụn của Bắc Ninh đã từ chối mua ụ nổi với mức giá 3 tỷ đồng.

Nghệ An: Nông dân tự chế ôtô mini từ phế liệu

Nghệ An: Nông dân tự chế ôtô mini từ phế liệu

Dù biết không được lưu thông trên đường, nhưng chiếc xe này đối với tôi chỉ là phương tiện đưa đón cháu mỗi lúc đến trường." ông Phạm Đình Công chủ nhân chiếc xe "độc" trên chia sẻ.

Đại công trường lấp sông Hồng bằng phế liệu

Đại công trường lấp sông Hồng bằng phế liệu

Nạn đổ phế thải, vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng sông, bãi sông Hồng đoạn qua các quận nội thành Hà Nội đã trở nên phổ biến.

Người đàn ông trúng cả kho vàng khi rà phế liệu?

Người đàn ông trúng cả kho vàng khi rà phế liệu?

Những lời đồn thổi trong giới rà phế liệu khẳng định: Năm 2009, ông Đ. đã trúng một ruột tượng vàng thỏi nặng hàng kilogam.

Đại gia phế liệu xây lâu đài 6 con gà vàng

Đại gia phế liệu xây lâu đài 6 con gà vàng

Bươn chải cả chục năm ở Hà Nội với nghề buôn phế liệu, đại gia gốc Thanh Hóa xây lâu đài 6 con gà dát vàng độc đáo nhất nhì Hà Thành trên đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

'Lò mổ' xe máy: Biến huyền thoại thành phế liệu

'Lò mổ' xe máy: Biến huyền thoại thành phế liệu

 “Những chiếc xe máy nhập về đây không cái nào quá triệu mốt đâu em ạ!”, anh Bình, chủ một “lò mổ xe” ở Xà Cầu (xã Quảng Ứng Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội) vừa thoăn thoắt rã xác chiếc xe wave Tàu vừa trả lời.