Môi trường thuận lợi để phát triển kinh doanh

Cách đây 3 năm, khi được hỏi về định hướng tương lai, Nguyễn Văn Khánh (Hà Nội) đã không ngần ngại trả lời cậu muốn theo đuổi con đường kinh doanh thay vì học lên đại học như nhiều bạn cùng trang lứa. Cùng với đó, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn càng thôi thúc chàng trai trẻ kinh doanh để trang trải cho cuộc sống. 

Ban đầu, với số vốn nhỏ, cậu không biết nên bắt đầu tư đâu, triển khai mô hình kinh doanh như thế nào, bán mặt hàng gì…Sau khi được bạn bè, người thân tư vấn và gom góp thêm vốn, Văn Khánh quyết định gia nhập “cuộc chơi” bán hàng trên trang TMĐT. Đó cũng là cơ sở để cậu tự tin mở cửa hàng đầu tiên trên Shopee mang tên Senkaku vào tháng 8/2021.

Chàng trai trẻ chia sẻ: “Sau một thời gian tìm hiểu, trải nghiệm về nhiều cửa hàng, ngành hàng trên các nền tảng khác nhau, Khánh nhận ra chủng loại và mặt hàng đa số đều giống nhau. Vì vậy, để tạo sự khác biệt, bên cạnh chất lượng sản phẩm, tôi quyết định tập trung sâu hơn vào dịch vụ chăm sóc khách hàng”.

{keywords}
 Văn Khánh cho biết, do xác định mục tiêu kinh doanh bài bản ngay từ đầu nên cậu chọn Shopee thay vì bán hàng trên mạng xã hội; quan trọng hơn, TMĐT còn là môi trường chứa giàu cơ hội phát triển bền vững về lâu về dài

Văn Khánh cho biết, chỉ sau 2 tháng “lên sàn”, với kết quả tăng trưởng ấn tượng của cửa hàng Senkaku vào dịp “10.10 Siêu sale chính hãng”, Khánh có thêm động lực để hoàn thiện cửa hàng thứ 2 trên Shopee. Với cậu, đây là một bước đi nhanh, táo bạo để hoàn thiện giấc mơ kinh doanh của mình.

Trên hành trình này, chàng trai trẻ vẫn không quên học hỏi mỗi ngày bằng cách tham gia cộng đồng người bán hàng trên Shopee. Cậu thường xuyên lắng nghe, ghi chép những kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh được chia sẻ qua các lớp học miễn phí trên “Học viện Shopee”.

Được hỗ trợ thiết thực

Khác với Khánh, cô gái trẻ Trịnh Thị Huyền Trang đã mở cửa hàng thời trang Lacha House trên sàn TMĐT Shopee từ năm 2018 khi vẫn còn là sinh viên đại học. Bắt đầu sự nghiệp ở độ tuổi khá trẻ, Trang phải đối mặt với không ít khó khăn trong kinh doanh, nhất là phải cân bằng giữa công việc và học tập.

{keywords}
Với người kinh doanh độc lập như Huyền Trang, mô hình bán hàng trên kênh thương mại điện tử giúp cô tiết kiệm nhiều chi phí, khi có thể cắt giảm các khoản như: thuê cửa hàng, nhân sự…

Kinh doanh trên Shopee, cô chủ Lacha House còn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ hỗ trợ người bán, đội ngũ kỹ thuật từ Shopee, nhờ đó, cô không mất quá nhiều thời gian để vận hành ổn định như khi bán hàng trên mạng xã hội như lúc trước.

Nhờ đó, Huyền Trang đúc rút được nhiều kinh nghiệm triển khai chiến dịch marketing từ những nhà bán hàng đi trước, kết hợp với sự tư vấn từ đội ngũ Shopee. Cô bày tỏ: "Cửa hàng tôi hiện đang khai thác hiệu quả công cụ Shopee Live để tăng tương tác và chốt đơn hàng. Số lần livestream nhiều nhất là 6 lần/ngày và dài nhất là 6 tiếng/lần. Nhờ trong live có thể tặng thêm mã giảm giá trực tiếp nên lượng chốt đơn cao hơn”. Bên cạnh đó, Trang cũng không bỏ qua Shopee Feed - một kênh miễn phí giúp khách hàng dễ cập nhật thông tin của shop thông qua các bài đăng dạng chữ, hình ảnh hoặc video trên ứng dụng Shopee.

Tuy nhiên, trong một môi trường mà sự cạnh tranh giữa người bán ngày một tăng trong khi khách hàng thì ngày càng “khó tính”, các chủ shop vẫn nhấn mạnh, người bán cần đảm bảo chất lượng sản phẩm và đầu tư chăm sóc khách hàng để gia tăng giá trị cửa hàng, tăng tỉ lệ khách hàng trung thành bằng các gói voucher Platinum giảm giá, hoàn xu hoặc miễn phí vận chuyển...

Việc liên tục cập nhật các kiến thức và công cụ hỗ trợ mới từ sàn TMĐT không chỉ giúp mang lại những con số tăng trưởng như mong muốn cho các cửa hàng online, mà còn là cơ sở để các nhà bán hàng tạo kinh doanh bền vững. Sự kiện “11.11 Siêu Sale” sắp tới trên Shopee sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho những nhà bán hàng mới trải nghiệm điều này.

Bùi Huy