Liên minh Châu Âu (EU) đã ra hạn cho Síp đến thứ 2 ngày 25/2 để đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ hoặc phải đối mặt với sự sụp đổ của hệ thống tài chính và điều này có thể đẩy họ tới việc ra khỏi khu vực đồng tiền chung Châu Âu.

Dấu hiệu cho thấy chính phủ Síp cũng đã chuẩn bị cho mình tình huống xấu nhất, họ đã tìm kiếm quyền hạn để áp đặt việc kiểm soát vốn nhằm ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của các quỹ nếu không có thỏa thuận nào được thông qua trước khi các ngân hàng mở cửa trở lại sau khi đồng loạt ngưng hoạt động trong tuần vừa qua.

Quốc hội được triệu tập để tranh luận một loạt các biện pháp khủng hoảng của chính phủ sau khi các nhà lập pháp ngồi với nhau và nói rằng họ cần thêm thời gian để tham khảo ý kiến. Mặc dù giải pháp này có vẻ giống giải pháp ngắn hạn của “kế hoạch B” hứa hẹn sẽ kiếm được 5,8 tỷ euro theo yêu cầu của EU để đổi lấy gói cứu trợ 10 tỷ USD từ EU và IMF.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho biết sẽ cắt giảm tính thanh khoản của các ngân hàng Síp nếu không có một thỏa thuận nào được thông qua, một quan chức cấp cao của EU cho biết họ đã sẵn sàng để Síp rời khỏi liên minh Châu Âu để ngăn không cho nền kinh kế châu Âu bị khủng hoảng nặng nề thêm nữa.

“Sau ngày thứ 2 tới, việc hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp chỉ có thể được xem xét khi chương trình của EU/IMF có thể đảm bảo được khả năng thanh toán của các ngân hàng có liên quan.” ECB cho biết.

Tại Brussels, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu nói rằng việc rút lui của ECB có nghĩa là các ngân hàng lớn nhất của Síp phải chịu một vết thương lớn, phải xóa sạch các khoản tiền gửi mà họ đã ra sức bảo vệ và có thể đẩy quốc gia này phải rời khỏi Liên minh Châu Âu.

“Nếu hệ thống tài chính sụp đổ, sau đó họ chỉ đơn giản là phải đối mặt với sự mất giá của tiền tệ, họ không có cách nào khác là phải dùng đồng tiền riêng của mình” Quan chức EU cho biết.

Trong khi các chính trị gia vẫn chưa tìm được giải pháp khả thi sau khi đề xuất đánh thuế tiền gửi bị quốc hội bác bỏ, người dân CH Síp ngày 21/3 lại rồng rắn xếp hàng rút tiền vì sợ ngân hàng lớn thứ hai nước này sụp đổ.

Trên nhiều tuyến phố của thủ đô Nicosia, có những hàng dài người tụ tập trước máy ATM của ngân hàng Popular Bank, ngân hàng lớn thứ 2 tại Síp.

“Tôi có con học ở nước ngoài và vào tháng tới tôi cần phải gửi tiền cho chúng” một người biểu tình nói trong nước mắt. “Chúng tôi sẽ mất tiền, khoản tiền mà chúng tôi đã dành dụm trong nhiều năm nếu ngân hàng phá sản.”

“Tôi có gần 60.000 euro tiền tiết kiệm tại ngân hàng này và một số tổ ngân hàng khác. Tôi không biết liệu có thể lấy lại chúng hay không. Đây là tất cả những gì tôi có nhưng giờ thì có vẻ như sắp mất hết rồi”.

Cảnh tượng tương tự cũng diễn ra tại nhiều địa điểm khác bên ngoài điểm giao dịch của Popular Bank giữa lúc có tin cho rằng chính phủ Sip đang tính chuyện sáp nhập ngân hàng này với Bank of Cyprus, ngân hàng lớn nhất nước này do gặp khó khăn trong việc ngăn chặn ngành ngân hàng sụp đổ.

“Síp đang chìm. EU và cộng đồng quốc tế cũng đã chuẩn bị để Síp chìm”, một công nhân người Anh làm việc cho một công ty của Hy Lạp nhận định trong lúc đang chờ rút tiền bên ngoài cây ATM của ngân hàng Popular Bank.

Nhị Anh (tổng hợp)