Sau khủng hoảng tiền tệ của Síp và châu Âu vẫn còn nhiều quốc gia đang xếp hàng để gia nhập khối đồng tiền chung châu Âu.

Các tin liên quan

Síp quyết đánh thuế tiết kiệm trên 100 ngàn Euro

Síp nguy cơ bị loại khỏi EU

Ngay cả bây giờ, sau tất cả những gì đã xảy ra với Síp vẫn có nhiều nước đang xếp hàng để được gia nhập khối đồng tiền chung châu Âu. Hiện tại, BaLan và nhiều nước khác vẫn khiên nhẫn và mong mỏi để được đứng vào hàng ngũ các quốc gia sử dụng đồng euro này.

Bất chấp tình trạng rối loạn tài chính đang diễn ra, khối đồng tiền chung châu Âu vẫn chưa mất đi một thành viên nào, và sự thật là khối nay vẫn đang tiếp tục kết nạp thêm thành viên.

Michel Barnier, ủy viên châu Âu về thị trường nội bộ nhấn mạnh rằng, rõ ràng đồng euro vẫn là một cấu trúc bền vững và hiển nhiên mong muốn rằng trong vòng 5 tới 10 năm nữa khối có thể mở rộng ra để bao gồm tất cả 27 thành viên của Liên minh châu Âu.

{keywords}

Bất chấp Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, Latvia ngày 4/3 vẫn đệ đơn xin gia nhập khu vực này vào năm 2014. Nếu được thông qua, quốc gia Baltic này sẽ trở thành thành viên thứ 18 của Eurozone.

Một người phát ngôn của Chính phủ Latvia cho hay đề nghị chính thức này sẽ được gửi tới Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề tiền tệ Olli Rehn vào ngày 5/3. Ủy ban này và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng sẽ đưa ra quyết định đối với đề nghị của Latvia vào tháng 6 tới.

Thật vậy, mặc dù đang chìm trong khủng hoảng nhưng không những chưa mất đi một thành viên nào mà khối đồng tiền chung còn kết nạp them Estonia vào năm ngoái, Latvia vào năm tới và Rumania vào năm kế tiếp. Ngoài ra Monaco, San Marino và Vatican đã kí kết thỏa thuận cho phép sử dụng đồng euro như tiền tệ chính thức của họ.

Đáng kinh ngạc nhất, trong tuần vừa qua, thủ thướng Ba Lan Donald Tusk đã bảy tỏ ý định đứng vào hàng ngũ các quốc gia xếp hàng để gia nhập khu vực đồng tiền chung bằng cách trưng cầu dân ý về vấn đề này. Ông đã nhận được phần lớn ý kiến tán thành từ quốc hội về việc thay đổi hiến pháp cho việc trở thành thành viên của eurozone.

Ông Tusk muốn bắt đầu một cuộc tranh luật quốc gia để hy vọng thuyết phục những người còn hoài nghi về giá trị của việc trở thành thành viên của khối đồng tiền chung châu Âu.

Tất nhiên, cũng giống như các thành viên khác của khu vực châu Âu, ông Tusk hi vọng rằng Ba Lan sẽ không trở thành một Hy Lạp, Síp, Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha mà sẽ trở thành Đức, Hà Lan, Phần Lan hay Áo.

Bộ trưởng bộ ngoại giao Ba Lan, ông Radek Sikorski thậm chí còn bày tỏ tham vọng táo tợn hơn rằng một khi đã trở thành thành viên của khối đồng tiền chung, nước này sẽ nhanh chóng thay Anh trở thành một trong ba quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất châu Âu.

Nhị Anh (Theo Telegraph)