Vật lộn trong khó khăn nhưng chưa tìm ra lối thoát, nhiều đại gia hoành tráng một thời giờ đây đã phải cất lời than thở hối hận, xin lỗi và mơ về một thời đã qua.

Thời khó khăn, đại gia tung chiêu độc hạ đối thủ

Đại gia Hà thành: "Hút" trầm hương tăng cường sinh lực

Đại gia nghĩ cách xoay tiền tránh bị thải loại

Sa cơ

Ngày 7/5, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa cổ phiếu của Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) vào diện cảnh báo. Theo đó, SGT tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin. Đây là DN của đại gia Đặng Thành Tâm - người từng đứng ở vị trí cao nhất trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán là một trong những đơn vị đang gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua.

SGT nguy cơ bị hủy niêm yết do thua lỗ suốt một thời gian dài và liên tục vi phạm về công bố thông tin. Báo cáo hợp nhất cho thấy, SGT lỗ 225 tỷ đồng trong năm 2012. Trong năm trước đó, SGT cũng lỗ cả trăm tỷ và đã từng bị đưa vào diện cảnh báo.

Cùng với những khó khăn tại KBC, ITA và các khoản đầu tư vào ngân hàng trong vài năm trước đây, ông Tâm vốn một thời từng có những phát ngôn đầy kiêu hãnh: “Nếu chúng tôi chết thì chả ai sống được" đã phải thừa nhận sai lầm khi đầu tư dàn trải, lấn sân sang đầu tư tài chính.

{keywords}

Đại gia này ước được quay về thời xưa, làm vừa phải, nợ ít, không phải ngày đêm lo lắng về những khoản nợ cả chục ngàn tỷ đè nặng trên vai.

Ông Nguyễn Văn An, chủ HĐQT của CTCP Tập đoàn Thái Hòa (THV) - Tập đoàn cà phê vào loại hàng đầu trên cả nước đã thừa nhận đã sử dụng nguồn vốn sai mục đích trong nhiều năm dẫn đến khó khăn cho DN.

Ông An bày tỏ mong mỏi được có cơ hội để trả nợ, vực dậy một tập đoàn tiếng tăm lững lẫy một thời, có lúc tài sản lên tới vài nghìn tỷ nhưng hiện giờ đang âm vốn chủ sở hữu và thiếu hụt vốn lưu động nhiều trăm tỷ đồng.

Ở mảng BĐS, chủ tịch một công ty ngành xây dựng có tiếng, đang sở hữu nhiều dự án BĐS khu vực Hà Nội trong phiên họp đại hội cổ đông gần đây, bày tỏ tâm trạng lo lắng, bất an và cho biết DN đang nợ ngân hàng rất nhiều và lợi nhuận chỉ đủ trả tiền lãi.

Vị chủ tịch này chia sẻ một cách đầy tâm trạng, ông rất buồn, rất xấu hổ và xin lỗi cổ đông vì DN làm ăn bê bết, không chia cổ tức trong cả hai năm qua. Vì lo lắng, nhiều khi mất ngủ, có lúc ngủ trời lạnh mà môi hôi cứ toát ra, đại gia này bày tỏ.

Cùng tâm trạng, Chủ tịch Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long (STL) cũng bất ngờ xuất hiện nói về những sai lầm của mình. Đại diện STL hồi tưởng về thời kỳ oai hùng trước đây, khi đó không phải xin lỗi ai cả so với thực tại u ám, nợ nần và dự án đình trệ, không bán được hàng…

Một doanh nhân nổi tiếng khác là ông Hồ Huy – Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh sau khi trải qua cơn nguy khốn thiếu tiền trả nợ cho cổ đông đã đau đớn thừa nhân sai lầm khi đầu tư tràn lan vào nhiều lĩnh vực không phải là thế mạnh. Không còn cách nào khác, ông Huy cũng đành phải xin lỗi cổ đông và kêu gọi mọi người cùng góp sức. Tất nhiên, đi kèm đó là lời hứa từ bỏ đầu tư nóng để quay về với lĩn vực vận tải thế mạnh đã từng làm nên tên tuổi của mình.

Đại gia sai lầm, ai gánh chịu?

Việc thua lỗ, phá sản là hiện tượng bình thường trong một nền kinh tế, đặc biệt kinh tế thị trường. Thống kê của VCCI gần đây cho thấy, trong 10 năm qua, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh với 700.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nhưng hiện tại số còn hoạt động tính tới đầu năm 2013 là 300.000 đơn vị.

Hiện tượng đóng cửa, phá sản là bình thường. Nhưng nhìn vào số lượng các doanh nghiệp đã không thành công trong 10 năm qua có thể thấy môi trường kinh doanh thật khắc nghiệt, khắc nghiệt hơn nhiều so với các thị trường khác, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ doanh nghiệp trên đầu người còn rất thấp.

Điều khiến nhiều người cảm thấy xót xa hơn là nhiều DN lớn tưởng chừng đã thành danh trên thị trường, phát triển vượt bậc trong những năm trước đây và đã trở nên nổi tiếng trong cộng đồng doanh nghiệp cũng đang đứng trước nguy cơ quỵ ngã.

{keywords}

Các đại gia như ông Đặng Thành Tâm, ông Nguyễn Văn An, ông Nguyễn Trí Dũng (STL)… đều đã gặt hái được nhiều thành công trên thương trường, đưa tên tuổi các doanh nghiệp của mình đến với người tiêu dùng. Nhưng giờ đây, cái điều mà họ mong ước có lẽ lại là “bao giờ cho đến ngày xưa”.

Thực tế cho thấy, các DN này đã vượt qua được những rào cản ban đầu và thâm nhập cực tốt vào thị trường. Tuy nhiên, sự nghiệt ngã có thể lại xuất phát từ những thuận lợi ban. Vì thế, một điểm chung mà các đại gia gặp khó khăn thường chia sẻ là, họ đã sai lầm khi phát triển nóng, đầu tư dàn trải để kỳ vọng tương lai còn hoành tráng hơn.

Bây giờ, thay cho mơ ước tăng trưởng, phát triển họ lại mơ về được ngày xuae để làm lại theo hướng án toàn và lành mạnh hơn. Cách thức mà nhiều DN đề cập đến là bán bớt dự án, cải thiện tình hình tài chính, tái cấu trúc, thận trong và cân nhắc hơn khi ra các quyết định đầu tư.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp, trong đó nổi bật là các doanh nghiệp BĐS, xây dựng, CTCK… hiện không có nguồn thu. Doanh thu èo uột, bằng một vài phần trăm so với tài sản thì khả năng trả các khoản nợ hàng trăm, hàng nghìn, thậm chỉ cả chục nghìn tỷ. Không những thế, mỗi năm nhiều doanh nghiệp phải trả lãi vay đến vài chục tỷ trong khi doanh nghiệp không có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ triền miên.

Mong ước là vậy,. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư lo ngại về số phận của các đại gia. Các kế hoạch vạch ra đều chưa thực sự rõ ràng và khả năng thành công chưa biết sẽ như thế nào. Điều đọng lại trong tâm trí của nhiều người có lẽ là những lời xin lỗi muộn màng. Mặc dù vậy, lời xin lỗi có lẽ không bù đắp hết được những thiệt hại cho đa số các cổ đông, cho các khách hàng.

Mạnh Hà