Ý tưởng về việc xây dựng làn dừng khẩn cấp trên các tuyến cao tốc được hình thành từ những năm 1960. Đây là nơi dừng đỗ cho những xe bị hư hỏng hoặc làn đường dành riêng cho các xe làm nhiệm vụ như công an, cứu hoả, cứu thương... di chuyển trong các trường hợp khẩn cấp.

{keywords}
Mức phạt nào cho việc dừng xe ăn uống trên đường cao tốc?

Tuy nhiên, không ít người tham gia giao thông trên đường cao tốc hiểu lầm về làn xe này. Chính vì vậy, ở Việt Nam, hình ảnh xe chạy trên làn dừng khẩn cấp không phải là chuyện hiếm.

Thậm chí, lái xe và hành khách vô tư dừng xe ăn uống, đi vệ sinh... trên làn dừng khẩn cấp. Vậy, cần phải hiểu thế nào về làn dừng khẩn cấp và khi nào được sử dụng làn đường này?

Khi nào được sử dụng làn dừng khẩn cấp?

Làn dừng khẩn cấp thường được thiết kế chạy dọc theo tuyến cao tốc. Làn đường này được phân biệt với các làn đường chính bằng vạch kẻ liền phản quang màu trắng. Ở nhiều tuyến đường, những miếng mắt mèo cũng được đặt trên vạch sơn trắng này. Thông thường, chiều rộng của làn dừng khẩn cấp là 3,3 mét đủ cho một chiếc xe tải cỡ lớn dừng đỗ.

Trước tiên, cần khẳng định rằng: Làn dừng khẩn cấp không cho phép các loại xe hoạt động. Theo Điều 26 - Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường.

{keywords}
Xe khách di chuyển trên làn khẩn cấp

Lái xe chỉ được dừng đỗ ở làn dừng khẩn cấp khi xe gặp trục trặc như chết máy, thủng lốp hoặc tài xế gặp vấn đề về sức khoẻ không thể tiếp tục lái xe.

Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông quy định mức xử phạt từ 800.000 đến 1 triệu đồng với tài xế cho xe chạy trên làn dừng khẩn cấp hoặc phần lền đường.

Mặc dù pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về việc sử dụng làn dừng khẩn cấp trên cao tốc nhưng tình trạng vi phạm trên làn dừng khẩn cấp ở nước ta khá phổ biến. Đặc biệt khi tắc đường hoặc xảy ra va chạm, hình ảnh dòng xe dài đi vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc rất phổ biến.

Cách dừng xe vào làn dừng khẩn cấp

Khi xe gặp vấn đề và buộc phải dừng khẩn cấp, lái xe nên đánh lái sang bên phải và bận tín hiệu cảnh báo (nút màu đỏ ngay giữa xe). Sau khi quan sát an toàn, lái xe cho xe dừng sát vào bên phải đường. Điều này để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những xe khác. Như vậy, nếu có tình huống xấu nhất là xe khác đâm vào bạn thì xe của của bạn cũng lao ra ngoài đường cao tốc thay vì vào các làn đường chính.

Sau khi dừng xe, bạn nhớ kéo phanh tay trước khi ra khỏi xe để đảm bảo chiếc xe không bị trôi khi đứng trên địa hình không  bằng phẳng.

Sau khi dừng xe, lái xe nên tìm số điện thoại cứu hộ (thường được ghi trên các biển chỉ dẫn trên cao tốc. Chú ý quan sát những chỉ dấu của đường cao tốc hoặc những bảng nhỏ ghi những con số trên đó sẽ giúp lực lượng cứu hộ nhanh chóng xác định được vị trí của bạn để ứng cứu nhanh nhất có thể.

Việc sử dụng làn dừng khẩn cấp của các nước trên thế giới

Làn dừng khẩn cấp (tiếng Anh là "emergency lane" hoặc "shoulder") của các nước trên thế giới cũng có những quy định và mục đích sử dụng như ở Việt Nam. Hành động cho xe chạy trên làn dừng khẩn cấp là hành vi vi phạm pháp luật có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Ở Mỹ, Canada và một số quốc gia cho phép xe bus hoạt động trên làn đường khẩn cấp để tránh tắc đường. Trong khi đó, một số quốc gia cho phép xe đạp và người đi bộ hoạt động trên làn dừng khẩn cấp.

Các quốc gia trên thế giới có 2 loại làn dừng khẩn cấp là: làn dừng khẩn cấp cứng và làn dừng khẩn cấp mềm. Làn dừng khẩn cấp cứng được trải nhựa và bằng phẳng so với mặt đường chính. Trong khí đó, làn dừng khẩn cấp mềm được làm bằng đất, sỏi... Một số quốc gia, làn dừng khẩn cấp được làm thấp hơn so với mặt đường chính từ 7 đến 8 cm.

Quốc Khánh

Một gia đình dừng ô tô giữa đường cao tốc để ăn uống gây bức xúc

Một gia đình dừng ô tô giữa đường cao tốc để ăn uống gây bức xúc

Dường như người ta không cần quan tâm đến tính mạng bản thân khi dám dừng xe và ngồi giữa cao tốc.