Căn cứ theo Luật Giao thông đường bộ 2008, xe máy chuyên dụng có vận tốc thiết kế từ 70 km/giờ, ôtô, các loại xe tương tự như ôtô và phương tiện cơ giới khác làm nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa mới được đi vào đường cao tốc.

Đồng thời, Điểm 3 Điều 26, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người điều khiển xe cơ giới di chuyển trên đường cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

Ảnh: LĐO

Người điều khiển xe cơ giới di chuyển trên đường cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. Ảnh: LĐO

Trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thì cần phải báo hiệu để lái xe khác biết.

Theo đó, xe được dừng trong các trường hợp: bị hư hỏng, người trên xe cần được cứu hộ y tế khẩn cấp... Cũng theo quy định này, người điều khiển phương tiện nếu dừng xe trên đường cao tốc phải dừng xe ở vị trí đã được quy định là lề đường bên phải hoặc làn xe dừng khẩn cấp trên đường cao tốc. 

Như vậy, chỉ khi rơi vào tình trạng khẩn cấp, tài xế mới được dừng xe trên đường cao tốc. Nếu người điều khiển phương tiện cố tình dừng xe trên đường cao tốc mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt hành chính và tước giấy phép lái xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể: 

- Người điều khiển ôtô dừng xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định bị phạt tiền 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 - 4 tháng.

- Người điều khiển xe máy chuyên dùng bị phạt 3-5 triệu đồng khi dừng xe trên đường cao tốc, xe không đúng nơi quy định và bị tước giấy phép lái xe 2 - 4 tháng.

Theo Lao động

Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Mẹo giúp tài xế giữ khoảng cách an toàn với xe trước, tránh bị phạt nặng

Mẹo giúp tài xế giữ khoảng cách an toàn với xe trước, tránh bị phạt nặng

Khoảng cách hợp lý giúp bạn có đủ thời gian xử lý để không va chạm với xe phía trước trong tình huống khẩn cấp, đồng thời còn tránh bị cảnh sát giao thông xử phạt.