NGƯU - MÃ HỘI TỤ
Trong những ngày chờ thi hành án tử hình, Nguyễn Văn Sáu được nhốt chung buồng với tử tội Nguyễn Văn Đúng (ngụ ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên). Đối tượng bị tuyên án tử hình trong phiên tòa ngày 12-12-1980 về tội "giết người" và "hiếp dâm" (chưa thành). Trước khi đi bộ đội, Đúng đã hứa hôn với một cô gái, nhưng khi trở về thì cô gái đã lên xe hoa. Đau khổ vô cùng nhưng cố nén lòng chịu đựng mong cho thời gian xóa nhòa mối tình đẹp trong ký ức.
Hàng ngày chứng kiến cảnh người yêu tay trong tay hạnh phúc cùng chồng, y không chịu nổi, thế là kế hoạch trả thù hình thành trong đầu. Chiều tối 5-5-1980, Đúng rủ người yêu cũ ra bờ suối tâm sự lần cuối. Dưới ánh trăng, y tỏ lời níu kéo tình xưa và muốn đưa cô gái đi xa để cùng xây tổ ấm. Bị cô gái cự tuyệt, Đúng nổi xung bóp cổ trấn nước cho đến chết rồi hãm hiếp. Nhưng y chưa kịp thực hiện hành vi đồi bại thì nghe có tiếng người nên bỏ đi. Ngay ngày hôm sau, Đúng bị công an bắt giữ.
Lúc bấy giờ, trại tạm giam của Công an Tây Ninh còn sơ sài tạm bợ, tường mỏng, nền đất nên với một kẻ đã từng là trinh sát đặc công thì việc đào thoát đối với Sáu thẹo và tên Đúng không mấy khó khăn. Là phòng biệt giam nên ít ai thăm viếng, thế là cả hai ngày đêm khoét hầm, lấy đất lên rồi trải dài và nện chặt lại trên sàn, lấy chiếu trải lên làm nơi ngủ nên cán bộ quản giáo khó phát hiện dấu vết lạ. Sau hơn một tuần miệt mài, cuối cùng chúng đã đào được hầm thoát xuyên lòng đất ra ngoài. Vào một đêm mưa, gió thổi vùn vụt, cả hai thoát khỏi buồng giam, vào phòng cán bộ quản giáo lấy khẩu súng K54 làm phương tiện phạm tội.
Tin hai tên tử tù vượt ngục làm cho lãnh đạo Ty Công an Tây Ninh hết sức đau đầu. Đại tá Chín Nghĩa triệu tập cuộc họp khẩn cấp Ban chuyên án cũ và lãnh đạo các phòng nghiệp vụ cảnh sát, an ninh, công an các huyện Dương Minh Châu, Tân Biên, Tân Châu, Trảng Bàng và Công an Hồ Nước để bàn kế hoạch truy bắt hai tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Trước khi đi họp, lúc 4 giờ sáng, Trưởng công an Hồ Nước - Út Bình nhận được bức điện của cơ yếu báo về việc 2 tên tử tù trốn trại, trong đó có tên Sáu thẹo, Út Bình chỉ đạo các chiến sĩ lập tức đến nhà Tư Tâm đưa cả gia đình lên Công an Hồ Nước lánh nạn vì sợ Sáu thẹo đến trả thù. Quả đúng như dự đoán, ngay chiều hôm ấy căn nhà Tư Tâm đã phát hỏa cháy rụi.
Trung úy Nguyễn Trung Sơn (trái) cùng người đồng đội tiêu diệt Sáu thẹo |
Không khí cuộc họp khá căng thẳng. Đại tá Chín Nghĩa và đại tá Sáu Huệ chỉ đạo thiết lập vòng cương tỏa từ hồ Dầu Tiếng xuống Bến Củi, Bà Nhã, tập trung toàn lực truy lùng. Lực lượng trinh sát hình sự và an ninh tỉnh, huyện làm nòng cốt, cùng công an các địa phương phối hợp tuần tra mật phục ngày đêm ở những nơi trọng yếu.
Hai ngày sau khi trốn trại, Sáu thẹo cùng Đúng đến đội khai thác gỗ lòng hồ dùng súng K54 khống chế các nhân viên lấy một khẩu súng AK, một khẩu M16. Từ đây, hai tên cướp thường xuyên dùng 3 khẩu súng để đi cướp bóc, hãm hiếp. Dù biết công an đang ráo riết truy lùng nhưng Sáu thẹo và Đúng vẫn tiếp tục hoạt động ngày càng liều lĩnh, táo bạo hơn. Khoảng 10 giờ tối mùng 5 Tết năm 1981, cả hai mang súng vào nhà ân nhân là gia đình ông bà Sáu Thuân (ở ấp 1, xã Bến Củi). Đã biết tiếng nên khi Sáu thẹo nói "vô thím kiếm ít tiền vàng làm ăn đầu năm" thì bà Thuân vội đưa chìa khóa cho hắn đi mở tủ. Lục kiếm chẳng có gì, Sáu nói "nhà thím khá nhất ở đây mà không có gì sao, đừng để đầu năm xui xẻo đó".
Nghe Sáu nói vậy, con gái bà Thuân liền vứt sợi dây chuyền vào góc nhà nhưng không qua mắt được hắn. Sau đó y bảo "còn bông tai, nhẫn vàng đưa luôn đi". Bà Thuân bảo con gái "thôi đưa cho chú Sáu đi con, mai mốt có tiền má sắm lại cho". Để sợi dây chuyền và đôi bông tai trên lòng bàn tay, Sáu thẹo lắc lắc bảo "đầu năm xuất hành làm ăn mà có chừng này sao thím?". Bà Thuân nói "tôi còn chiếc xe đạp với cái máy may chú có lấy thì lấy, mấy con bò đó chú có dắt thì dắt". Suy nghĩ một lát, y lại lấy cái đầu máy may cầm đi.
Đêm hôm sau, cả hai tên lên Phước Minh, vào nhà ông Nguyễn Văn Độ. Sự xuất hiện của hai tên cướp lăm lăm khẩu súng khiến hai vợ chồng tái xanh mặt mày. Sáu thẹo bảo có tiền vàng thì đưa hết để còn đi ngoại quốc. Nhà chẳng có gì, bà Độ hỏi mượn của vợ chồng anh Quế - người ở nhờ - cái đồng hồ để "làm quà" cho chú Sáu. Sáu thẹo lấy cái đồng hồ và máy cassette của anh Quế.
Chuyện trộm cắp, cướp và hiếp dâm phụ nữ của Sáu thẹo lúc này dễ như trở bàn tay. Dù công an có truy lùng cũng khó mà bắt được bởi Sáu đã từng là đặc công, đi không dấu, hành động khôn ngoan. Muốn trộm cướp nhà ai thì ban ngày Sáu thám thính điều nghiên, ban đêm đột nhập nhẹ nhàng. Như trường hợp nhà chị Hạnh. Buổi chiều Sáu đến hỏi thăm, nửa đêm 16-1 âm lịch 1981, y cùng Đúng mở cửa vào nhà. Nghe tiếng động, chị Hạnh cùng em gái thức giấc. Đúng chĩa súng vào chị Hạnh đe dọa: "ngồi im, nhúc nhích là vỡ sọ đó". Trong khi đó, Sáu thẹo nhịp nhịp khẩu K54 trên tay bảo: "Chị là người giàu nhất vùng này, có tiền vàng thì đưa hết ra để bảo toàn tính mạng".
Chị Hạnh sợ quá vội cởi chiếc khâu, 1 tấm lắc, 1 đôi bông tai, 1 nhẫn cẩm thạch đưa ra. Sáu còn buộc mở tủ lấy thêm khoảng 2 cây vàng và một số tiền. Sáu cười đểu cáng nói với chị Hạnh: "Trong những vụ làm ăn của tôi, vụ này là khá nhất. Chị cũng biết điều lắm đó". Chị Hạnh nghe miệng đắng ngắt không dám nói lời nào. Mấy đêm sau, Sáu Thẹo cùng tên Đúng vạch phên vào nhà bà Nguyễn Thị Chiến (ở Phước Minh). Nghe tiếng động bất thường, bà Chiến thức dậy hỏi ai đó thì nghe tiếng trả lời "Sáu thẹo đây". Bà Chiến vừa ra khỏi buồng ngủ thì thấy hai tên đang lăm lăm khẩu súng trên tay. Sáu thẹo buộc bà Chiến đưa chìa khóa, mở tủ lấy cái máy radio, 2 bộ đồ và 40 đồng.
Cứ như thế, hết Phước Minh rồi đến Bến Củi, xã nào chúng cũng cướp bóc, hãm hiếp hàng chục lần. Nhiều phụ nữ, cô gái bị hãm hiếp mà không dám tố cáo vì sợ hắn trả thù càng nguy hiểm hơn.
Bé trai 10 tuổi bị sát hại, nghi thủ phạm tự thiêu ở Bình Thuận
Cơ quan chức năng đang tiến hành giám định thi thể chết cháy nghi là Vy Thanh Thiện cùng chiếc xe máy biển số Đồng Nai.
(Theo CA TP.HCM)