Cả 5 bị can ở Hà Nội đều bị truy tố tội Cưỡng đoạt tài sản gồm: Nguyễn Kim Hưng (SN 1963, tức Hưng “kính”), tổ trưởng tổ bốc dỡ hàng hóa số 2; 4 nhân viên là: Nguyễn Hữu Tiến (tức Tiến “hói”, SN 1970), Lê Thanh Hải (tức Hải “gió”, SN 1963), Nguyễn Mạnh Long (tức Long “cao”, SN 1962), Dương Quốc Vương (tức Vương “lợn”, SN 1968).

{keywords}
Nguyễn Kim Hưng 

Theo cáo trạng, năm 2008, chị Nghiêm Thúy Nga (SN 1981) và chồng là anh Hoàng Anh Hà (SN 1972, cùng trú tại Ba Đình) kinh doanh hoa quả tại chợ Long Biên.

Gia đình chị Nga, anh Hà thường xuyên bị Hưng "kính" và nhóm "đàn em" đe dọa, chèn ép, bắt phải nộp nhiều loại tiền khác nhau.

Ngày 10/8/2018, chị Nga và anh Hà đã gửi đơn đến Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Nội tố cáo hành vi cưỡng đoạt tài sản của các đối tượng trên.

Kết quả điều tra cho thấy, theo quy định của Ban Quản lý chợ Long Biên, Hưng "kính" không có quyền phân công người thu tiền bốc dỡ mà phải thực hiện việc ghi tên chủ cửa hàng, biển kiểm soát xe ô tô, số lượng hàng và số tiền thu vào mẫu (bảng kê) do Ban Quản lý chợ Long biên phát hành.

"Ông trùm" này nhẽ ra phải thực hiện đúng hợp đồng bốc dỡ giữa các hộ kinh doanh với Ban Quản lý chợ Long Biên, không có quyền đuổi xe, sắp xếp các xe trong chợ; cũng như không có quyền chi tiêu số tiền bốc dỡ hàng hóa mà phải nộp ngay số tiền đã thu trong ngày.

Nhưng để tăng thêm thu nhập cá nhân, dưới danh nghĩa là những nhân viên của tổ bốc dỡ số 2 thuộc chợ Long Biên, Hưng "kính" đã chỉ đạo nhóm "đàn em" chèn ép, gây khó khăn, đe dọa… hộ kinh doanh của gia đình anh Hà, chị Nga.

Để tạo sức ép, các bị can không cho xe ô tô của hộ kinh doanh anh Hà, chị Nga đỗ trong chợ; cho nhân viên lái xe đỗ chắn trước ki ốt, kéo cá thối để cạnh ki ốt của chị Nga.

Thậm chí chúng còn đuổi, không cho nhân viên của chị Nga, anh Hà bốc dỡ hàng hóa. Dù vậy, hai người này vẫn phải trả tiền bốc dỡ cho nhóm của Hưng “kính”…

Cáo buộc cho rằng, Hưng "kính" còn tự ý giao cho Vương "lợn" thực hiện việc thu tiền dịch vụ bốc dỡ hàng hóa; chỉ đạo nhóm "đàn em" soạn bảng kê khác theo ý của Hưng thay vì dùng các bảng kê do Ban Quản lý chợ Long Biên phát hành (có đóng dấu treo của Ban Quản lý chợ)...

Đặt camera theo dõi "đàn em"

Để quản lý việc thu tiền các hộ kinh doanh của "đàn em", Hưng "kính" lắp đặt 2 camera, cho các nhân viên trong tổ bốc dỡ theo dõi và kiểm soát lẫn nhau.

{keywords}
Hoạt động bảo kê của Hưng "kính" và nhóm đàn em

"Ông trùm" trực tiếp kiểm soát việc "đàn em" nộp tiền và bảng kê vào buổi sáng. Tại các buổi hội ý, Hưng "kính" yêu cầu "đàn em" không để nhân viên bốc dỡ của các hộ kinh doanh tự bốc dỡ với lý do - thực hiện hợp đồng bốc dỡ với Ban Quản lý chợ Long Biên. Chỉ nhân viên tổ bốc dỡ số 2 mới có quyền bốc dỡ hàng hóa...

Theo tài liệu do chị Nga và anh Hà cung cấp, từ ngày 14/3/2018 đến ngày 1/9/2018, dưới sự chỉ đạo của Hưng "kính", nhóm "đàn em" đã thu của chị Nga, anh Hà hơn 28 triệu đồng, nhưng chỉ nộp về Ban Quản lý chợ Long Biên 3,2 triệu đồng, còn lại gần 25 triệu đồng, cả bọn chiếm hưởng, chia nhau theo chỉ đạo của Hưng “kính”.

Quá trình điều tra vụ án, anh Hà và chị Nga yêu cầu các bị can phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt; đồng thời đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý các bị can theo quy định của pháp luật.

Theo lời khai của chị Nga, anh Hà từ năm 2010 đến năm 2017, họ bị Hưng "kính" chiếm đoạt nhiều khoản tiền khác. Tại CQĐT, "ông trùm" không thừa nhận hành vi này.

Ngoài trình báo của anh Hà, chị Nga, chưa có tài liệu nào khác để chứng minh việc hai người này đưa tiền cho Hưng "kính" nên CQĐT cho rằng, chưa đủ căn cứ kết luận Hưng chiếm đoạt số tiền trên.

Ngày 2/5/2019, Công an Hà Nội đã tách tài liệu liên quan đến nội dung trên để tiếp tục điều tra, khi nào làm rõ sẽ xử lý sau.

Vì sao tiểu thương chợ Long Biên phải è cổ nộp trăm triệu bảo kê?

Vì sao tiểu thương chợ Long Biên phải è cổ nộp trăm triệu bảo kê?

Tiền phí bến bãi mỗi năm một hộ kinh doanh phải nộp 100 triệu đồng dưới danh nghĩa “bốc xếp hàng hóa”. Tiền này không có hóa đơn, chứng từ.

T.Nhung