Chiều nay (12/4), phiên tòa xét xử vụ án thất thoát hơn 830 tỷ đồng xảy ra tại Ban quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO) tiếp tục với phần thẩm vấn.

Đối với bị cáo Trần Văn Khâm (cựu Chủ tịch, kiêm Giám đốc TISCO) trước khi diễn ra phiên tòa, CQĐT đã kê biên khối tài sản lớn.

{keywords}
Phiên tòa xét xử vụ thất thoát hơn 830 tỷ đồng xảy ra tại TISCO

Cụ thể, ngày 30/5/2019, CQĐT kê biên 2 tài sản nhà, đất tại phường Trung Thành, TP Thái Nguyên của bị cáo Khâm.

Ngày 22/8/2019, CQĐT tiếp tục kê biên căn hộ chung cư số 805, tòa nhà 27 tầng-165B Thái Hà, Hà Nội, diện tích sàn 77,1m2.

CQĐT còn kê biên các tài sản là nhà đất tại địa chỉ LK1-H03, Lô LK64 Khu đô thị mới Bắc An Khánh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, diện tích 126m2; tài sản nhà, đất tại địa chỉ Lô C8/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội, diện tích 146,8m2; thửa đất tại địa chỉ phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên, diện tích 252m2 (đứng tên bà Nguyễn Thị Hồng Vân, vợ bị cáo Khâm).

Trước khi diễn ra phiên tòa, luật sư Trần Văn Tạo và Trần Thị Thùy Trang, người bào chữa cho ông Khâm đã có đơn đề nghị giải tỏa kê biên 2 lô đất mà CQĐT đã kê biên với lý do, 2 lô đất này đã được chuyển nhượng cho người khác trước khi khởi tố vụ án.

Luật sư còn đề nghị giải tỏa kê biên 1 căn nhà là nơi ở của gia đình ông Khâm vì cho rằng, đây là tài sản do cả gia đình bị cáo cùng tạo lập.

Tại tòa, ông Khâm khai, mảnh đất ở Thái Nguyên vợ bị cáo mua từ năm 2007, sau đó bán đi để làm nhà ở phường Trung Thành (TP Thái Nguyên). Còn căn hộ hơn 70m ở Hà Nội do vợ chồng bị cáo mua cho con gái.

Theo cáo trạng, ông Trần Văn Khâm là người chỉ đạo thực hiện dự án, biết rõ hợp đồng EPC số 01# là hợp đồng trọn gói, không được điều chỉnh giá.

Nhưng bị cáo vẫn ký quyết định điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án, trong đó có dự phòng cho phần C tăng thêm 15,57 triệu USD; ký Phụ lục điều chỉnh lần thứ tư với Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC), thống nhất tách phần C ra khỏi hợp đồng EPC.

Bị cáo còn trực tiếp ký hợp đồng thầu phụ ba bên giao cho VINAINCON không đủ năng lực và các nhà thầu phụ khác thực hiện phần C dưới hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, TISCO tổ chức thực hiện và chịu mọi rủi ro.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Khâm khai: Vì TISCO không có chức năng tính toán chi phí tăng thêm nên đã nhờ VINAINCO tính toán hộ.

Trên cơ sở tính toán của VINAINCO, TISCO đã gửi bảng tính cho Tổng công ty thép Việt Nam (VNS), thống nhất dự kiến chi phí tăng thêm 15,7 triệu USD...

Bị cáo thừa nhận đã không tìm hiểu về VINAINCON do đã có các văn bản giới thiệu trước đó. Thực chất, VINAINCON không đủ năng lực và nhân lực để triển khai dự án,  không đảm bảo tiến độ và đã tự dừng việc thi công, trả lại công việc cho TISCO.

Sau đó, trước sức ép về tiến độ, khi mà dự án đã chậm 2 năm mà chưa triển khai được hạng mục nào, bị cáo cho nhân viên đi nghiên cứu năng lực của 13 nhà thầu phụ khác. Và do vướng mắc khó khăn nhiều mặt nên dự án vẫn chậm tiến độ.

Lời khai của cựu Tổng giám đốc TISCO vụ thất thoát hơn 830 tỷ đồng

Lời khai của cựu Tổng giám đốc TISCO vụ thất thoát hơn 830 tỷ đồng

Liên quan đến vụ thất thoát hơn 830 tỷ đồng, trả lời thẩm vấn tại tòa, cựu Tổng giám đốc (TGĐ) TISCO khai, được nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ.

T.Nhung