- Trước khi phiên tòa diễn ra vài ngày, Phan Sào Nam cùng gia đình bán 3 căn nhà được thêm 240 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Xử vụ đánh bạc nghìn tỷ: Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa đề nghị bất ngờ
Vụ đánh bạc ngàn tỷ: Cái bắt tay 'nặng' 1.264 tỷ
XEM CLIP:
TAND tỉnh Phú Thọ đang xét xử vụ đánh bạc ngàn tỷ. Theo cáo buộc, với chức vụ Chủ tịch HĐQT, kiêm GĐ công ty VTC online - là người có trình độ và am hiểu về công nghệ thông tin, Phan Sào Nam đã tiếp nhận đề nghị của Hoàng Thành Trung (nguyên GĐ Trung tâm phần mềm công ty VTC Intercom) về việc tìm đối tác phát hành phần mềm tổ chức đánh bạc bằng hình thức game bài Rikvip/Tip.Club mà Trung có sẵn.
Bị cáo Phan Sào Nam tại phiên xử vụ đánh bạc ngàn tỷ |
Sau đó Phan Sào Nam kết nối với Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐTV công ty CNC - là công ty bình phong của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao), thống nhất việc công ty CNC làm nhiệm vụ phát hành game lên mạng và ký hợp đồng hợp tác.
Nam còn ký hợp đồng với công ty Nam Việt xây dựng phần mềm tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet; chỉ đạo các thành viên trong công ty thiết lập hạ tầng máy chủ cho game bài Rikvip/TipClub; chỉ đạo đối soát, tiếp nhận tiền doanh thu tổ chức đánh bạc, chi phí trả thưởng cho đối tượng đánh bạc để phục vụ cho hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến.
Phan Sào Nam đối chất tại phiên xử vụ đánh bạc ngàn tỷ |
Nam bị xác định đã thu lời bất chính số tiền hơn 1.475 tỷ đồng. Kiếm được bộn tiền, Nam chuyển tiền lòng vòng qua nhiều nấc trung gian đến người thân, bạn bè để gửi tiết kiệm, đầu tư góp vốn các dự án, mua bất động sản để hợp thức số tiền do phạm tội tổ chức đánh bạc mà có.
Quá trình điều tra, Phan Sào Nam đã thừa nhận hành vi phạm tội “Tổ chức đánh bạc” và “Rửa tiền”, đồng thời tích cực cùng với người thân nộp lại số tiền hưởng lợi bất chính.
Đến nay, CQĐT đang tạm giữ số tiền hơn 821 tỷ đồng; bị phong tỏa hơn 76 tỷ đồng trong các tài khoản ngân hàng; bị kê biên 2 nhà, trị giá theo hợp đồng 12,4 tỷ đồng; bị phong tỏa 13 hợp đồng mua căn hộ, trị giá hơn 139 tỷ đồng; bị tạm giữ 5 ô tô các loại.
Ông Giang Hồng Thanh, luật sư bào chữa của bị cáo Phan Sào Nam |
Trước khi phiên tòa diễn ra vài ngày, Phan Sào Nam phối hợp với gia đình bán 3 căn nhà được thêm 240 tỷ đồng và đã nộp toàn bộ số tiền này với Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ để khắc phục hậu quả.
Trong só 3 căn nhà này, có một căn nhà là nơi ở của bị cáo cùng gia đình từ năm 2014.
Giao nộp cơ quan tố tụng 1.300 tỷ đồng
Luật sư Giang Hồng Thanh, người bào chữa cho bị cáo Phan Sào Nam cho hay, tổng số tiền mặt và giá trị tài sản Phan Sào Nam giao nộp cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ đến thời điểm này là khoảng 1.300 tỷ đồng.
Tại phiên tòa xét xử sáng 17/11, bị cáo Lưu Thị Hồng (SN 1976, cựu TGĐ công ty CNC) khai đã góp 700 tỷ đồng vào công ty CNC. Chiều cùng ngày, trả lời thẩm vấn của luật sư: "Sáng nay tôi nghe chị nói có góp vốn CNC số tiền 700 tỷ đồng?"
Bị cáo Hồng trả lời: Bị cáo không góp vốn mà bị cáo chỉ chi tiền cho công ty 700 triệu đồng. Bị cáo chi cho công ty là cho anh Dương mượn số tiền này.
Nước mắt người phụ nữ tin tưởng Phan Sào Nam
Nhắc đến việc đã cho Phan Sào Nam mượn pháp nhân để xây dựng phần mềm trò chơi trực tuyến, người phụ nữ này run run bật khóc.
Đánh bạc kiểu Phan Sào Nam: Lộ sáng những bi kịch
Sau 4 ngày xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ, nhiều số phận bị đẩy vào ngõ cụt và kẻ đứng sau thu bộn tiền là Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam.
Nước mắt Phan Sào Nam trước ngày xét xử
Được gặp luật sư trước ngày bị đưa ra xét xử, Phan Sào Nam không cầm được nước mắt khi nhắc đến gia đình.
T.Nhung- K. Trung