Trong thời gian ngắn, Trung Quốc đã bắt kịp công nghệ tàng hình tân tiến cho phi cơ, và phát triển một loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn khác nhau, mang đầu đạn hạt nhân.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Điểm mặt các vũ khí mạnh nhất Trung Quốc (I)
Vũ khí trên biển đáng gờm mới của Trung Quốc

Loạt vũ khí đáng sợ nhất của quân đội Mỹ (II)

Những vũ khí đáng sợ nhất của quân đội Mỹ

Mỹ choáng với vũ khí mới của Trung Quốc

Hòn đá tảng: Máy bay chiến đấu Thành Đô J-10

Năm 1988, Đặng Tiểu Bình đã cho phép cấp nửa tỉ Nhân dân tệ để phát triển một loại máy bay chiến đấu nội địa cho Trung Quốc. Kết quả của sự đầu tư đó là chiếc J-10.

J-10 được chính thức đưa vào năm 2005 và đến tháng 10/2011 có 210 chiếc được sản xuất. Phần lớn số máy bay này thuộc Không quân Trung Quốc, một phần được bán cho Pakistan.

Tầm chiến đấu của máy bay là 1600km, với một súng nòng đôi 23mm, vỏ tên lửa 90mm, các tên lửa, bom và không kém gì chiếc F-15 hoặc F-18 của Mỹ.

Chiếc Shenyang J-11 'sao y bản chính' của máy bay Nga là Su-27?

Shenyang J-11 là máy bay chiến đấu đa chức năng tối tân của Trung Quốc. Hiện có khoảng 164 chiếc đã được sản xuất.

J-11 được phát triển từ chiếc Sukhoi Su-27 của Nga, và vẫn là một mấu chốt tranh cãi giữa hai nước. Nga đã hủy một lượng lớn đơn đặt hàng Su-27 đáng ra phải tới Trung Quốc vì họ nghi rằng J-11 đã đã bị hoán đổi phần lớn thiết bị từ Su-27.

J-11 có một phi công và có thể bay với vận tốc Mach 2,25, có một khẩu súng 30mm, các tên lửa, hỏa tiễn không dẫn đường và bom chùm.

J-20: Tương lai của không quân Trung Quốc

Mặc dù tất cả các máy bay nêu trên đều đã ra thực địa, nhưng J-20 mới là tương lai cho loại máy bay chiến thuật của Trung Quốc.

Đây là chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm do Tập đoàn công nghiệp Máy bay Thành Đô thiết kế và lắp ráp.

J-20 bay lần đầu vào tháng 1/2011 và có thể đi vào phục vụ năm 2017 hoặc 2019.

Tên lửa đất đối không Hồng Kỳ với tầm bắn 125 dặm

Hồng Kỳ 9 là phiên bản mới nhất trong loạt tên lửa đất đối không tầm trung của Trung Quốc.

Tên lửa Hồng Kỳ 9 có thể kết hợp với hệ thống dẫn đường như hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. HK-9 có thể bay với tốc độ Mach 4,2 và tầm hoạt động là 125 dặm/giờ.

Có ý kiến cho rằng HQ-9 có thể sánh với hệ thống S-300P của Nga và MIM-104 Patriot của Mỹ.

Tên lửa HQ-2JK có thể bắn hạ các máy bay ném bom và máy bay do thám trên cao


Tên lửa Hồng Kỳ 2 (HQ-2J) là phiên bản chỉnh sửa và nâng cấp từ hệ thống Hồng Kỳ 2, và bản thân nó cũng là một phiên bản nâng cấp từ tên lửa đất đối không S-75 Dvina của Liên Xô. HQ-2 từng đóng vai trò then chốt trong hệ thống phòng không Trung Quốc nhiều thập kỷ.

S-75 còn gọi là SA-2 là hệ thống tên lửa đã bắn hạ Francis Gary Powers' và U2 của Rudolf Anderson cũng như chiếc máy bay ném bom của John McCain.

Không cần nói gì thêm, đây là loại tên lửa đã được lịch sử kiểm định.

Tên lửa xuyên lục địa Ju Lang-2 có thể phóng đầu đạn hơn 8700 dặm

Tên lửa xuyên lục địa Ju Lang-2 là thế hệ tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thứ hai của Trung Quốc.

Loại tên lửa này được giữ bí mật hết sức và các chi tiết được công bố sơ sài. Theo các nguồn tin tình báo thì đây là một thành công lớn cho Trung Quốc, đặc biệt là cho hạm đội mới của họ.

Tên lửa này được cho là có tầm bắn lên tới 8000km và có thể mang đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân.

Đây là tên lửa hai giai đoạn, phiên bản mới nhất có thể bay tới 14.000km

Có bảy vụ thử được cho của các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, và khả năng phóng từ tàu ngầm đã tăng thêm tầm phóng của các loại tên lửa này.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Đông Phong có thể thả tên lửa hạt nhân ở bất kỳ nơi nào ở Bắc Mỹ

Tên lửa Đông Phong nằm trong loạt tên lửa ICBM của Trung Quốc. Ban đầu loại tên lửa này được mua từ Liên Xô, sau đó Trung Quốc nhanh chóng nội địa hóa chương trình này và giành được thành công lớn. Cũng lưu ý thêm Trung Quốc là một quốc gia hạt nhân.

Đông Phong 4 (DP-4) được phát triển vào cuối những năm 1960, và tầm bắn có thể từ Moscow tới đảo Guam. DF-4 cũng là nền tảng cho tên lửa Trường Chinh 1.

Hiện, có 20 tên lửa Đông Phong 4 vẫn đang hoạt động và sẽ được các tên lửa DF-31 thay thế.

Đông Phong 5 (DF-5) được đưa vào phục vụ năm 1981 và có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có sức nổ 3 megaton bay 12.000km. Hai hoặc ba chục tên lử DF-5 đang phục vụ là các vũ khí hàng đầu trong lực lượng ICBM của Trung Quốc.

Đông Phong 31 (DF-31) là loại ICMB nhiên liệu rắn mới của Trung Quốc. Nó có thể mang theo đầu đạn hạt nhân sức nổ 1kiloton bay 8000km.

DF-31A nâng cấp tầm bay lên tới 11.000km. Tên lửa DF-31 đóng vai trò là nền tảng cho JL-2.30.

Đông phong 41 (DF-41) là loại ICBM thế hệ kế tiếp và có thể mang trên 10 đầu đạn bay trên 14.000km.

  • Lê Thu (theo BI)