Một người về hưu tại Nhật Bản đã kiện đài truyền hình NHK vì dùng nhiều từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài tới nỗi khiến ông gặp khó khăn khi theo dõi một số chương trình, luật sư của ông cho biết.

TIN BÀI KHÁC:


{keywords}

Hoji Takahashi, 71 tuổi, đang yêu cầu đài truyền hình bồi thường 1,41 triệu yên cho sự lạm dụng  từ vay mượn từ tiếng Anh, thay vì các từ ngữ truyền thống.

"Cơ sở của nỗi lo lắng của ông là Nhật Bản đã bị Mỹ hóa quá nhiều," luật sư Mutsuo Miyata nói. "Đó là một cảm giác khủng hoảng rằng đất nước này đang trở thành một bang của nước Mỹ."

Tiếng Nhật là một ngôn ngữ có số lượng từ vựng phong phú nhưng có truyền thống dùng từ vay mượn từ các ngôn ngữ khác, thường là có thay đổi ý nghĩa một chút.

Hầu hết những người nói tiếng Nhật đều quen với việc sử dụng những từ như "trouble" (điều phiền muộn), "risk" (sự mạo hiểm), "drive" (lái xe) hay "parking" (bãi đỗ xe) trong giao tiếp hàng ngày.

Mặc dù tiếng Anh mang tới nhiều từ mượn - một di sản của sự chiếm đóng của Mỹ hậu Thế chiến II và tiếp sau là niềm đam mê với nền văn hóa Mỹ - các từ mượn từ những ngôn ngữ khác cũng được sử dụng.

Vì thế, từ ngữ dùng để chỉ công việc bán thời gian được Nhật hóa theo tiếng Đức là "arbeit" trong khi từ "pan" có nghĩa là bánh mỳ theo tiếng Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, cấu trúc ngữ âm của Nhật Bản, trong đó các âm thường được tạo ra từ một phụ âm một nguyên âm, làm cho rất nhiều từ vay mượn trở nên khó hiểu đối với những người nói ngôn ngữ của chính quốc gia mình.

Từ "trouble" trong tiếng Anh được người Nhật phát âm thành "toraburu", trong khi từ "concierge" trong tiếng Pháp được phát âm thành "konsheruju".

Takahashi đã phải nhờ tới luật sư vì những ý kiến đóng góp của ông với đài NHK đã bị lờ đi.

"Ông ấy quyết định kiện vì đài truyền hình không quan tâm tới phản hồi ông," Miyata, bạn thời trung học với ông Takahashi nói. "Đây là vấn đề về văn hóa Nhật, về chính đất nước, bao gồm chính trị và kinh tế."

NHK cho biết sẽ kiềm chế trong việc bình luận về vấn đề này khi chưa nhận được bất cứ văn bản pháp lý nào từ tòa án.

Những người ủng hộ chủ nghĩa truyền thống tại Pháp và Canada (nói tiếng Pháp) cũng từng lo ngại về việc ngôn ngữ bản địa bị xói mòn do ảnh hưởng của văn hóa Hollywood. Vào năm 1994, các nghị sĩ Pháp đã thông qua "Luật Toubon" quy định chặt chẽ về việc ngôn ngữ giáo dục tại Pháp phải là tiếng Pháp.

Sầm Hoa (Theo Asia1)