TIN BÀI LIÊN QUAN:
Trong một bài báo đăng trên trang web của báo ngày 19/8, biên tập viên Alan Rusbridger cho biết, các quan chức tình báo thuộc GCHQ (Government Communications Headquarters) đã yêu cầu ông hoặc nộp toàn bộ các tài liệu mật hoặc sẽ để cho các ổ cứng của báo bị phá hủy.
Sau nhiều cuộc trò chuyện, hai "chuyên gia an ninh" từ GCHQ - một phiên bản
Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ của Anh - đã tới các văn phòng Guardian ở London.
Theo ông Rusbridger, tiếp đó họ đã đứng xem khi các máy tính - chứa tài liệu mật
mà Snowden tiết lộ - bị phá hủy tại một trong những tầng hầm của tòa nhà trụ sở
báo.
Một nguồn thạo tin đã xác nhận với Reuters rằng các nhân viên của Guardian đã phá hủy máy tính khi các quan chức Anh đứng nhìn.
Rusbridger cho biết, trong các cuộc thương lượng với chính phủ Anh, ông đã khẳng định tờ báo sẽ không thể hoàn thành nghĩa vụ nghề nghiệp của mình nếu như thỏa mãn yêu cầu của nhà chức trách. Tuy nhiên, GCHQ đã hồi đáp bằng cách nói với Guardian rằng chính báo này đã khởi sự cuộc tranh luận và giờ thì thế là đủ rồi.
Trong bài báo, Rusbridger giải thích rằng, nhờ "sự cộng tác quốc tế" hiện nay giữa các phóng viên mà báo này vẫn có thể đưa tin về câu chuyện và "tận dụng các môi trường pháp lý dễ dãi nhất".
"Tôi đã giải thích với người đàn ông đến từ Whitehall về bản chất của sự cộng
tác quốc tế.... Thẳng thắn mà nói thì chúng tôi không cần phải thực hiện việc
đưa tin từ London. Gần như tất cả các câu chuyện về NSA đều đang được đưa tin và
biên tập ở New York. Và liệu ông ấy có biết rằng phóng viên Glenn Greenwald sống
ở Brazil?", Rusbridger viết.
Biên tập viên Alan Rusbridger của báo Guardian.
Bài báo nói trên được biên tập viên báo Guardian đưa ra tiếp sau vụ bắt giữ ngày
18/8 tại sân bay Heathrow London dựa trên các điều luật chống khủng bố của Anh
nhằm vào David Miranda, bạn đời của Greenwald - nhà báo Mỹ và là cây viết
của Guardian.
Miranda - một công dân Brazil đang chờ quá cảnh trong hành trình từ Berlin tới Brzail, cho biết anh đã được trả tự do mà không chịu cáo buộc nào sau 9 tiếng bị thẩm vấn. Tuy nhiên, máy tính xách tay, điện thoại di động và các thẻ nhớ của anh bị tịch thu.
Greenwald là người đã gặp mặt trực tiếp Snowden ở Hongkong và là tác giả hoặc
đồng tác giả nhiều câu chuyện của Guardian về các chương trình theo dõi của Mỹ
nhằm vào liên lạc toàn cầu. Ông này thề sẽ công bố thêm các tài liệu, đồng thời
tuyên bố Anh sẽ phải "hối tiếc' vì bắt giữ Miranda.
Nhà báo Glenn Greenwald (trái) bước cùng David Miranda ở sân bay quốc tế Rio de Janeiro ngày 19/8.
Rusbridger cũng cam kết Guardian sẽ "tiếp tục việc đưa tin kiên định và đầy khó nhọc về các tài liệu của Snowden... Chúng tôi sẽ không làm điều đó ở London". Biên tập viên này cũng khẳng định việc thu giữ máy tính xách tay, điện thoại, ổ cứng và máy quay của Miranda không làm ảnh hưởng đến công việc của nhà báo Greenwald".
Theo một nguồn tin an ninh Mỹ, việc tạm giữ Miranda là nhằm phát đi một thông điệp tới những người nhận được tài liệu mật từ Snowden - rằng chính phủ Anh nghiêm túc đến mức nào trong quyết tâm ngăn chặn mọi sự rò rỉ liên quan đến các tiết lộ của người tuýt còi Mỹ.
Snowden - hiện đang tị nạn tạm thời ở Nga - đã trao cho Greenwald khoảng
20.000 tài liệu với các chi tiết về Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ và cả các hoạt
động do thám của GCHQ.
Thanh Hảo (Theo RT, Chicago Tribune)