Dù vụ đấu pháo trên Bán đảo Triều Tiên có mọi yếu tố cần thiết để bùng nổ thành một cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự thù ghét của các siêu cường và một chính quyền bị coi là thất bại nhưng được trang bị vũ khí hạt nhân nhưng nó lại không xảy ra. Tại sao?

 


Nhà cửa đổ nát trên đảo của Hàn Quốc sau đợt nã pháo của Triều Tiên

 

 

 

 

 

Hàn Quốc là một trong những đầu tàu cho sự thịnh vượng của châu Á, là nơi thế giới hy vọng sự hồi phục kinh tế sớm diễn ra trong hòa bình tại khu vực. Bằng việc tấn công đảo Yeonpyeong, một mục tiêu không mang giá trị chiến lược, Triều Tiên muốn tuyên bố với thế giới rằng nước này có thể gây ra những đau thương khủng khiếp nếu họ không được "hối lộ" để cư xử đẹp.

Giới quan sát nhận định, Triều Tiên hy vọng sự đe dọa của họ có thể buộc các bên phải hội đàm và khi đó phương Tây sẽ phải đồng ý chuyển cho nước này một gói viện trợ đồ sộ nhằm đảm bảo rằng Bình Nhưỡng sẽ không chế tạo thêm vũ khí hạt nhân. Cả hai phía đều muốn thịnh vượng chứ không phải Thế chiến 3.

Giống những nước yếu khác nhưng lại được trang bị hạt nhân, Triều Tiên tin rằng nước này có thể sử dụng giới hạn sự gây hấn bằng vũ khí thông thường nhằm đạt mục tiêu kể từ khi các vũ khí của họ có thể chống lại cuộc trả đũa quy mô lớn. Dấu hiệu đầu tiên của chiến lược hậu chiến của Triều Tiên nổi lên khi nước này đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng 3.

Cố vấn nổi tiếng về lá chắn hạt nhân Glenn Snyder mô tả hiện tượng này, với vài ví dụ, là nghịch lý ổn định-bất ổn.

Quân đội Bắc Kinh đã đấu với Nga về đảo Zhebao trên sông Ussuri năm 1969 nhằm củng cố vị thế chính trị của mình mà không phải hứng chịu rủi ro về một cuộc chiến quy mô lớn có thể tiêu diệt họ. Pakistan cũng giao chiến với Ấn Độ về Kashmir năm 1999, một năm sau khi cả hai nước thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Lo sợ thực sự hiện nay là cuộc gây hấn mở rộng của Triều Tiên sẽ đẩy Hàn Quốc và Nhật vào thế phải cân nhắc điều cấm kỵ bấy lâu về sở hữu vũ khí hạt nhân.

Chang Kwan-Il, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc hôm 22/11 nói, Seoul chưa có kế hoạch tức thời về việc đề nghị Mỹ triển khai tên lửa chiến thuật ở nước này nhằm hỗ trợ cho 28.500 quân Mỹ đang đóng tại đây.

Sự kiện diễn ra hôm 23/11 sẽ làm thay đổi sự cân bằng đang hiện hữu. Mỹ, nhận thức được phản ứng thù địch của Trung Quốc, sẽ không muốn làm như vậy. Nếu Mỹ từ chối, các đồng minh của họ tại Đông Á sẽ nghi ngờ sự sẵn sàng của Washington trong việc dùng vũ khí hạt nhân - nếu bị ép. Và giống như Pháp, Anh cách đây vài thập niên, Mỹ sẽ đơn thương độc mã.

Cả Nhật và Hàn, với mục tiêu thực tế, hiện chưa có ý định kiếm cho mình một vũ khí hạt nhân. Hồi tháng 2, Mỹ thừa nhận cả Tokyo và Seoul đều có thể mau chóng có vũ khí hạt nhân nếu muốn. Hàn Quốc chính thức chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân năm 1975 nhưng gần đây Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế phát hiện rằng các nhà khoa học nước này đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất vũ khí.

Tại Nhật, dù những ký ức về Hiroshima và Nagasaki vẫn in dấu trong tâm trí công chúng, thì các nhóm bảo thủ đã kêu gọi chính phủ phát triển khả năng về vũ khí hạt nhân. Năm ngoái, Shoichi Nakagawa, một chính trị gia có ảnh hưởng thẳng thắn thừa nhận, chỉ có hạt nhân mới chống lại được hạt nhân.

  • Hoài Linh (Theo Telegraph)