Trong số 8.162 ca Covid-19 tại 56 tỉnh, thành phố có 3.951 ca trong cộng đồng.

Các ca mắc mới phân bố tại TP.HCM (1.185), Đồng Nai (930), Tây Ninh (656), Bình Dương (615), An Giang (595), Tiền Giang (417), Kiên Giang (399), Đồng Tháp (352), Bạc Liêu (291), Bình Thuận (237), Bà Rịa - Vũng Tàu (185), Cà Mau (181), Đắk Lắk (162), Vĩnh Long (159), Hà Nội (154), Long An (130), Khánh Hòa (128), Trà Vinh (121), Bình Phước (108), Hà Giang (97), Bắc Ninh (68), Hậu Giang (68), Bến Tre (64), Bình Định (63), Phú Thọ (61), Đắk Nông (60), Nam Định (59), Cần Thơ (55), Lâm Đồng (54), Thanh Hóa (49), Gia Lai (43), Quảng Ngãi (41), Hải Dương (26), Thừa Thiên Huế (41), Ninh Thuận (35), Nghệ An (32)…

Theo Bộ Y tế, các địa phương có số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là TP.HCM (giảm 229), Cần Thơ (giảm 84), Bình Thuận (giảm 50). Các tỉnh, thành có số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Tây Ninh (tăng 221), An Giang (tăng 145), Đồng Nai (tăng 82).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước 7 ngày qua là 7.821 ca/ngày. Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.000.897 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 995.903 ca, trong đó có 843.131 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Bộ Y tế cũng thông tin có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các tỉnh, thành có số nhiễm cao trong đợt dịch này là TP.HCM (443.815), Bình Dương (241.589), Đồng Nai (75.843), Long An (36.252), Tiền Giang (19.516).

Về tình hình điều trị, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.894 trường hợp nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 845.948 người. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.567 ca.

Ngày 11/11, cả nước ghi nhận 84 ca tử vong tại TP.HCM (38), Bình Dương (6), Đồng Nai (6), Long An (6), An Giang (5), Tiền Giang (3), Tây Ninh (3), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (3), Bình Thuận (2), Cần Thơ (2), Nghệ An (1), Bình Định (1), Đắk Lắk (1), Đồng Tháp (1), Vĩnh Long (1), Sóc Trăng (1), Bến Tre (1). Trung bình số tử vong ghi nhận 7 ngày qua là 72 ca. Như vậy, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.849 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

Bộ Y tế đánh giá, so với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

{keywords}

Về tình hình xét nghiệm, trong 24 giờ qua, nước ta đã thực hiện 212.423 xét nghiệm cho 406.901 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 23.582.959 mẫu cho 63.383.732 lượt người.

Về tình hình tiêm chủng, trong ngày 10/11, có 1.510.844 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 95.575.407 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 63.502.556 liều, tiêm mũi 2 là 32.072.851 liều.

Hôm nay, Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế các địa phương; Cục Y tế và Cục Quân Y của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp bách báo cáo số lượng vắc xin phòng Covid-19 đã tiếp nhận, đã tiêm và nhu cầu năm 2022.

Bộ cũng ban hành công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 và kết quả tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi. Theo đó, dự kiến trong tháng 11-12/2021, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận số lượng lớn vắc xin phòng Covid-19 và phân bổ để tiêm chủng đủ liều vắc xin cho toàn bộ người từ 12 tuổi trở lên.

Bộ Y tế có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành về chỉ đạo y tế ngoài công lập triển khai các hoạt động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia phòng chống dịch Covid-19 khi được huy động. Chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị, nhất là tham gia giám sát, phát hiện các trường hợp mắc và nghi mắc Covid-19, tiêm chủng...

Bộ cũng chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, lập danh sách người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin để tổ chức tiêm chủng theo quy định. Tổ chức tiêm chủng ngay cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 ở nước ngoài theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế khi đến lịch tiêm mũi 2, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin, an toàn và hiệu quả.

Tại Hà Nội, trước tình hình dịch Covid-19  diễn biến phức tạp, TP dự kiến sẽ thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tại Kon Tum, tỉnh này ban hành kế hoạch về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn bộ trẻ từ 12 đến 17 tuổi trong toàn tỉnh, với 65.967 trẻ, trong đó học sinh do Sở GD&ĐT quản lý là 47.613 em. Thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 11/2021 đến tháng 1/2022 (triển khai từng đợt tùy theo tiến độ cung ứng vắc xin từ Bộ Y tế). Ưu tiên tiêm trước cho lứa tuổi 16 đến 17 và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vắc xin cũng như tình hình dịch bệnh tại tỉnh.

 

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Ngọc Trang

Việt Nam ghi nhận 8.982 ca Covid-19 mới, thêm 10.263 người khỏi bệnh

Việt Nam ghi nhận 8.982 ca Covid-19 mới, thêm 10.263 người khỏi bệnh

Bộ Y tế ngày 12/11 công bố 8.982 ca Covid-19, tăng 831 bệnh nhân so với ngày 11/11. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh hiện đạt 84,8%.

20 ca Covid-19 tại TP.HCM tử vong trong ngày là người chưa tiêm vắc xin

20 ca Covid-19 tại TP.HCM tử vong trong ngày là người chưa tiêm vắc xin

Trong số 38 trường hợp Covid-19 tử vong ngày 10/11, có 20 trường hợp chưa tiêm vắc xin, 10 trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi nhưng có bệnh nền và trên 65 tuổi.

Phát hiện học sinh mắc Covid-19, trường học phải xử lý thế nào?

Phát hiện học sinh mắc Covid-19, trường học phải xử lý thế nào?

Tất cả học sinh, giáo viên cùng lớp học có người mắc Covid-19, đều được coi là F1. Cơ quan chức năng phải tách F1 ra một khu vực riêng để tổ chức cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm F1 lần đầu theo mẫu đơn.