- Khi thai nhi được 27 tuần tuổi cũng là lúc cô giáo tiểu học biết mình bị ung thư. Vừa hoang mang, lại bị bệnh dày vò khiến chị gầy rộc, từ 48 kg còn 35 kg.
Lập gia đình được 8 tháng, niềm vui tới với cô giáo 30 tuổi ở Gia Lai khi biết mình đã mang bầu. Trong 3 tháng đầu có thai, chị bị nôn ói nhiều, sụt gần 3 kg.
Bản thân chị và mọi người trong gia đình chỉ nghĩ đây là triệu chứng nghén thông thường. Khi thai nhi được 27 tuần tuổi, tình trạng nôn ói không giảm, lúc này cô giáo trẻ gầy rộc, từ 48 kg chỉ còn 35 kg.
Lo lắng nên chị tới bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM thăm khám. Tại đây, chị được chỉ định nội soi dạ dày và làm các xét nghiệm sinh thiết.
Niềm vui của người mẹ trẻ khi được gặp con trai |
Như sét đánh ngang tai khi bác sĩ thông báo kết quả chẩn đoán chị bị ung thư dạ dày giai đoạn muộn. Đây là nguyên nhân làm hẹp môn vị dẫn tới việc không ăn uống được và ói ra máu của thai phụ.
"Cầm kết quả trên tay, vợ tôi không tin vào mắt mình. Thời gian sau đó, vợ tôi suy sụp, khóc rất nhiều, thậm chí đôi lúc còn muốn tự tử" - anh Thịnh (chồng thai phụ 30 tuổi) nói và chia sẻ, dù thương vợ, thương con nhưng cũng chỉ có thể động viên, trấn an tinh thần vợ.
Trước mong muốn tha thiết của cặp vợ chồng trẻ là giữ được đứa bé, cuộc hội chẩn liên chuyên khoa giữa khoa Ngoại tiêu hóa, dinh dưỡng, Hóa trị ung thư, phụ sản và Nhi được tổ chức khẩn cấp để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Các bác sĩ quyết định cho thai phụ điều trị nội, truyền máu và chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch để nâng đỡ thai và truyền chất hỗ trợ phổi cho thai nhi và tăng cường sức lực cơ thể vì thai phụ không thể ăn uống qua đường miệng được.
Cùng với đó, y bác sĩ cũng đưa ra hướng điều trị tâm lý, giúp thai phụ được thoải mái, không ảnh tới sự phát triển của đứa bé.
Khi thai nhi được 31 tuần tuổi, bác sĩ khoa Phụ sản đã quyết định mổ bắt con. Bé trai nặng 1,5 kg chào đời trong sự vui mừng của người mẹ trẻ, gia đình và ê-kíp mổ.
Sau sinh, bé trai được chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng để được chăm sóc chu đáo hơn.
Người mẹ trẻ mong muốn khỏe mạnh để được ở cạnh con trai mới sinh |
Với người mẹ, do dạ dày đã bị xâm lấn và chảy máu rất nhiều nên các bác sĩ Khoa Ngoại Tiêu hóa đã tiến hành cắt dạ dày toàn bộ, làm sạch và nối thực quản với hỗng tràng.
Sau cuộc phẫu thuật thành công, sức khỏe sản phụ khá tốt, tinh thần lạc quan. Mới đây, chị vô cùng sung sướng khi được gặp con trai tại BV nhi đồng 2.
ThS BS Võ Duy Long – Phó khoa Ngoại tiêu hóa cho biết sau khoảng 1 tháng nữa, cô giáo 30 tuổi sẽ được điều trị ung thư bằng hóa trị, với hi vọng kéo dài thêm sự sống.
Cô gái 23 tuổi ngỡ ngàng khi biết bị ung thư vòm họng
Thấy thường xuyên bị chảy máu mũi, nghẹt mũi một bên, cô gái 23 tuổi đi khám phát hiện bị ung thư vòm họng.
Thực dưỡng chữa ung thư trong mắt Giám đốc bệnh viện K
Giám đốc bệnh viện K khẳng định, chế độ ăn chưa bao giờ được nghiên cứu như một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư.
Ung thư là 'trời kêu ai nấy dạ, đành chịu'?
Tôi không bao giờ hút thuốc, ăn uống lành mạnh, sống trong môi trường tốt lành nhưng không hiểu sao lại bị ung thư phổi. Trời kêu ai nấy dạ, đành chịu.
Căn bệnh ung thư ám ảnh, 1 phút có 3 người chết
Đây là căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, số lượng tử vong nhiều hơn tổng 3 loại ung thư vú, đại trực tràng, tuyến tiền liệt cộng lại.
Giám đốc bệnh viện K: 35% ung thư do chế độ ăn uống
Giám đốc bệnh viện K nhấn mạnh hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là 2 nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.
9X có triệu chứng này cần nghĩ ngay đến ung thư
Số người mắc ung thư ruột kết và trực tràng đang gia tăng mạnh trong nhóm tuổi sinh sau năm 1990.
Ca mổ ung thư dạ dày bằng robot đầu tiên ở Việt Nam
Sáng nay, bác sĩ bệnh viện ở Sài Gòn điều khiển robot phẫu thuật cắt dạ dày bị ung thư cho người bệnh.
Văn Đức