Sáng 20/8, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, khoa đang điều trị cho người đàn ông tay không bắt rắn.

Theo đó, bệnh nhân là anh P.V.T. (38 tuổi, ngụ Tây Ninh). Anh T. được Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh chuyển lên cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào tối 19/8 trong tình trạng bị thương ở đùi, liệt tứ chi, đồng tử giãn vì bị rắn hổ mang chúa cắn.

{keywords}

Người đàn ông vào bệnh viện cấp cứu với con rắn quấn trên tay. Ảnh: T.A.

Ngay lập tức, các bác sĩ Khoa Cấp cứu chuyển bệnh nhân lên Khoa Bệnh nhiệt đới. Sau đó, anh T. được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Hiện, anh đã phục hồi tứ chi, cử động được tay chân, mắt mở được, yếu liệt tứ chi được kiểm soát.

Bác sĩ Sang cho biết, hiện bệnh nhân vẫn phải thở máy và tiếp tục theo dõi trong 48 tiếng vì nọc độc có thể biến chứng tim mạch. Ngoài gây nhiễm độc thần kinh, nọc rắn hổ mang chúa còn có khả năng nhiễm độc đến cơ tim.

Người nhà cho biết, anh T. nhìn thấy một con rắn trong vườn mãng cầu nên đuổi theo để bắt sống. Tuy nhiên, khi vừa bắt được rắn, anh T. bị con vật cắn vào đùi phải. Lúc này, anh T. chụp đầu con rắn rồi chạy ra đường kêu người đến cứu.

Ngay sau đó, anh T. được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh. Khi vào  viện, anh T. vẫn giữ chặt đầu rắn, thân rắn cuốn vào tay và cổ. Lúc này, anh T. vẫn tỉnh táo, hơi khó thở.

Bác sĩ tại đây đã lấy con rắn ra khỏi tay bệnh nhân và xử lý vết thương, băng ép cố định chân, truyền giảm đau và kháng sinh cần thiết.

Tuy nhiên, sau 30 phút, người anh T. tím tái, khó thở… nên các bác sĩ đặt nội khí quản, cho thở máy và chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị. Khi chuyển cấp cứu, con rắn được buộc chặt miệng và mang theo để các bác sĩ xác định loại rắn.

Con rắn hổ mang chúa dài khoảng 2,5m và nặng 4,6 kg.

Liên Anh

8 người bị rắn cắn, bác sĩ chỉ ra sai lầm khi sơ cứu nhiều người mắc

8 người bị rắn cắn, bác sĩ chỉ ra sai lầm khi sơ cứu nhiều người mắc

Khi bị rắn độc cắn, bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không garô, không nặn, chích máu, đắp lá… để hút độc vì làm chậm trễ việc cấp cứu cho bệnh nhân.