Ngày 23/11, Đại học Oxford của Anh tuyên bố sở hữu loại vắc xin Covid-19 đạt hiệu quả 70%. Dược phẩm này có ưu điểm giá rẻ (4 USD) và dễ vận chuyển hơn nhiều so với vắc xin của Pfizer (20 USD) và Moderna (30 USD).

Nhà khoa học đứng sau loại vắc xin này là Sarah Gilbert, người Anh, 58 tuổi. Sự nghiệp của bà đi từ nghiên cứu vi sinh vật học đến virus học.

{keywords}

Nhà khoa học Sarah Gilbert. Ảnh: Bloomberg

"Tất cả đều là những ngành liên quan, mỗi lần như vậy tôi lại học được thêm một chút", bà Gilbert chia sẻ trong cuộc gọi điện video từ văn phòng chất đầy hồ sơ. "Điều này rất hữu ích cho việc phát triển vắc xin - tôi hiểu toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối".

Việc rút ra kinh nghiệm với tốc độ nhanh càng quan trọng hơn trong năm nay khi việc phát triển vắc xin Covid-19 chậm một tuần cũng có thể có tác động rất lớn.

Khi cấu trúc gen của một loại virus mới được Trung Quốc công bố ngày 10/1, Gilbert đang xem xét lại nghiên cứu trên một loại virus corona khác - Mers. Bà nộp đơn xin tài trợ và giấy phép vắc xin trong điều kiện thông thường sẽ mất vài tháng.

Tầm nhìn xa của bà đáng ngưỡng mộ, vì vào thời điểm đó, có rất ít dấu hiệu cho thấy mức độ lan rộng nghiêm trọng của virus corona. Bà nói: “Khi bắt đầu sản xuất vắc xin, chúng tôi không biết dịch này có lớn hay không?”.

Khi thế giới chật vật chống chọi với đại dịch, Gilbert đã lao vào nghiên cứu, công việc chiếm trọn các buổi tối và cuối tuần của bà. "Tháng 1, tháng 2, tháng 3 thật điên rồ. Có cảm giác như tôi đã dành cả đời để chuẩn bị cho chuyện này”, nhà khoa học 58 tuổi cho hay.

Nguồn vốn và phân phối là những mối quan tâm chính ngay từ đầu. Gilbert đã có công thuyết phục chính phủ Anh trả các chi phí trước khi công ty dược phẩm AstraZeneca vào cuộc.

"Bạn áp dụng một số công nghệ ấn tượng trong phòng thí nghiệm nhưng chi phí sản xuất cực kỳ đắt đỏ thì vắc xin sẽ không bao giờ được sử dụng trên quy mô rộng", Gilbert giải thích.

Ba người con của Gilbert, các chàng trai sinh ba 21 tuổi, đều theo học ngành hóa sinh, đã quyết định tham gia thử nghiệm vắc xin. Đó là vắc-xin của mẹ họ - bà Gilbert dẫn đầu nhóm nghiên cứu của Đại học Oxford.

Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình hầu như không thảo luận về vắc xin vì bà Gilbert không ở nhà nhiều vào thời điểm đó. 

Độ an toàn không phải là nỗi bận tâm lớn của nhóm nghiên cứu. Họ tập trung vào hiệu quả vắc xin nhanh như thế nào và quy trình sản xuất ra sao.

{keywords}

Bà Gilbert trong phòng nghiên cứu của mình. Ảnh: Bloomberg

Vào tháng 4, Đại học Oxford đã ký thỏa thuận với gã khổng lồ dược phẩm AstraZeneca của Anh để sản xuất và phân phối vắc xin toàn cầu, đồng thời giúp tiến hành nhiều thử nghiệm hơn trên khắp thế giới.

AstraZeneca đã đồng ý bán vắc xin phi lợi nhuận trong cuộc khủng hoảng nếu sản phẩm chứng minh được hiệu quả. Công ty cũng ký kết các thỏa thuận với nhiều nhà sản xuất để cho ra hơn 2 tỷ liều.

Vào tháng 7, kết quả của các thử nghiệm giai đoạn một xác nhận vắc xin kích hoạt phản ứng miễn dịch và có vẻ an toàn. Hai giai đoạn tiếp theo nhanh chóng được thực hiện. Thử nghiệm giai đoạn ba bị tạm dừng một thời gian khi một tình nguyện viên có vấn đề. Gilbert đột ngột trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông.

"Tôi đã tắt điện thoại của mình, họ gọi và nói: 'Cô cần phải minh bạch'. Nhưng chúng tôi không tiết lộ chi tiết vì điều đó không công bằng đối với người bị ảnh hưởng. Việc tạm dừng thử nghiệm lâm sàng là một phần của việc giám sát an toàn tốt”.

An Yên (Theo Harper's Bazaar)

Ai sẽ được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên?

Ai sẽ được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hướng dẫn nhưng các quốc gia có các tiêu chí ưu tiên tiêm chủng của riêng mình.