Chiều 31/8, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân 793 (nam, 58 tuổi, ở Bắc Giang) vẫn đang trong tình trạng rất nặng dù chức năng phổi đã cải thiện một phần và đã giảm sốt.

Trước đó, ngày 26/8, bệnh nhân đã được chỉ định chạy ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo). Phương pháp này được cho là để giảm áp lực lên phổi đang viêm, bởi khi phổi vẫn phải thực hiện chức năng trao đổi khí, tình trạng tổn thương sẽ nặng hơn và thời gian điều trị có thể lâu hơn. Ngoài ra, việc chạy ECMO cũng giúp phổi nghỉ ngơi để điều trị nhiễm trùng tốt hơn.

Bác sĩ Phúc nhấn mạnh, trường hợp này khó tiên lượng trước. Chỉ khi cai được ECMO, rủi ro của bệnh nhân mới có thể giảm xuống.

Về tình trạng nhiễm trùng phổi rất nặng của người này, bác sĩ Phúc thông tin, đã xác định được căn nguyên gây bệnh, là một loại vi khuẩn đa kháng thuốc. Đa số các ca bệnh nặng ở nước ta, bao gồm cả các ca liên quan Đà Nẵng hiện nay đều gặp tình trạng này.

“Vi khuẩn đa kháng thuốc rất nguy hiểm bởi có thể khiến việc lựa chọn kháng sinh điều trị trở nên hạn hẹp hơn”, bác sĩ Phúc cho hay.

Trước đó, các bác sĩ mất thời gian dài sử dụng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn, nấm để tìm căn nguyên, tuy nhiên không thể xác định được căn nguyên cụ thể gây tình trạng nhiễm trùng ở người bệnh.

{keywords}
Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: M.Nhật

Bệnh nhân 793 cùng gia đình đi du lịch Đà Nẵng từ ngày 21-24/7. Bốn thành viên khác trong gia đình ông cũng được Bộ Y tế công bố mắc Covid-19. Sau khi có kết quả dương tính SARS-CoV-2 ngày 8/8, ông được chuyển điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Tới ngày 14/8, do diễn tiến nặng, bệnh nhân tiếp tục chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực điều trị. Sáng 24/8, người này chuyển từ thở máy không xâm nhập sang thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản. Sau đó, bệnh nhân được cho chạy ECMO do tình trạng tổn thương phổi tăng.

Với 2 trường hợp nặng còn lại tại miền Bắc đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, bác sĩ Phúc thông tin những người này đều có sức khỏe gần như ổn định. Các bệnh nhân đều cắt được oxy, tự thở khí phòng, ăn ngủ tốt.

Riêng bệnh nhân 812 (nam, 63 tuổi, nhân viên giao pizza tại cửa hàng số 106 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội) đã có 3 lần liên tiếp âm tính SARS-CoV-2, có thể được công bố khỏi bệnh trong một vài ngày tới.

Bệnh nhân  867 (nam, 63 tuổi, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương) không còn dấu hiệu bất thường, tuy nhiên vẫn đang có kết quả dương tính nên cần tiếp tục theo dõi thêm.

Trong ngày hôm nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương công bố khỏi bệnh thêm 7 trường hợp Covid-19. Như vậy, đơn vị này hiện chỉ còn điều trị 21 ca mắc.

Tính đến 18h ngày 31/8, cả nước ghi nhận 1044 bệnh nhân Covid-19, trong đó 707 người đã được điều trị khỏi, 34 ca tử vong.

Nguyễn Liên

Nữ bệnh nhân ‘9 ngày dự 7 cuộc liên hoan’: ‘Tôi sốc vì bị chỉ trích’

Nữ bệnh nhân ‘9 ngày dự 7 cuộc liên hoan’: ‘Tôi sốc vì bị chỉ trích’

Chị S. chia sẻ, chị phải đối mặt với những lời chửi bới rất nặng nề, thậm chí có người thản nhiên: “Phải cho đi tử hình”.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.