Đêm cùng ngày, cơn đau tiến triển càng nặng, bệnh nhân không thể đi, thậm chí không thể tự ngồi dậy. Bà được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

Bà Tiến cho biết mắc bệnh xương khớp vài năm gần đây, tuy nhiên vẫn có thể đi lại và luyện tập nhẹ nhàng. Đây là lần đầu tiên bệnh nhân đau tới mức phải nhập viện cấp cứu.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tâm, Khoa Nội tiết - Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, thời tiết lạnh những ngày gần đây có thể là nguyên nhân chính khiến người bệnh xuất hiện cơn đau cấp.

{keywords}
Bệnh nhân 79 tuổi được bác sĩ thăm khám - Ảnh: N.Liên

Bác sĩ Tâm phân tích, khi trời lạnh, mạch sẽ co lại làm tuần hoàn lưu thông máu giảm. Tuần hoàn ứ trệ khiến các cơ xương khớp vận động kém hơn, dễ đau hơn. Bên cạnh đó, các đầu mút thần kinh thường nhạy cảm trong mùa lạnh. Cùng một tác động giống nhau nhưng bệnh nhân có thể đau đớn hơn bình thường.

Thứ ba, thời tiết lạnh làm cơ có xu hướng co rút nhiều, tác động lực lên khớp tăng khiến cơn đau trầm trọng hơn. Dịch khớp (giúp khớp dễ vận động) cũng sẽ quánh lại nhiều hơn khiến bệnh nhân khó khăn khi vận động.

“Cơ xương khớp là bệnh lý mạn tính, có tiến trình nặng dần theo thời gian. Tuy nhiên, thời tiết lạnh, ẩm hoặc thời điểm giao mùa thường khiến bệnh nhân dễ xuất hiện cơn đau cấp”, bác sĩ Tâm cho hay.

Từ đầu đợt lạnh tới nay, lượng bệnh nhân tới khám và điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương do bệnh lý cơ xương khớp tăng gấp 1,5 lần ngày thường. Mỗi ngày, riêng khoa Khám bệnh tiếp nhận tới 50-100 lượt bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tâm thông tin, một số sai lầm của người dân trong mùa lạnh là nguyên nhân thúc đẩy các cơn đau cấp xuất hiện và tăng nặng.

{keywords}
Bệnh nhân phải nhập viện điều trị do bệnh lý cơ xương khớp tăng nhiều hơn khi trời trở lạnh - Ảnh: N.Liên

Sai lầm lớn nhất thường đến từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Nhiều người có xu hướng uống ít nước khi thời tiết lạnh. Cơ thể thiếu nước là điều kiện khiến máu dễ quánh và tình trạng đau khớp nặng hơn. Bác sĩ Tâm nhấn mạnh, lượng nước cần bổ sung đủ cho 1 ngày là từ 1 – 1,5 lít.

Việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu axit uric như đồ biển, thịt đỏ, hay uống bia rượu thường xuyên cũng là điều kiện cho các đợt đau cấp tăng.

Ngoài ra, một số người có xu hướng ít vận động trong mùa lạnh. Điều này vô tình làm cho khớp xương cứng hơn, cơn đau tăng lên. Một số khác lại tập luyện quá gắng sức hoặc tập sai cách, cũng làm cho tình trạng bệnh xấu đi.

“Thời gian tập phù hợp cho người có bệnh xương khớp là 150 phút/tuần, chia đều cho các ngày với cường độ trung bình. Tuy nhiên, tổn thương ở vị trí nào cần bài tập phù hợp cho vị trí đó. Ví dụ bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, thay vào đó tập các bài không trọng lượng như đạp xe hay bơi. Người mắc bệnh lý cột sống lại nên ưu tiên hoạt động yoga cột sống”, bác sĩ Tâm cho hay.

Cũng theo nữ bác sĩ, đặc trưng của bệnh nhân cao tuổi là đa bệnh lý, ngoài xương khớp mạn tính còn có thể mắc thêm bệnh về hô hấp, tăng huyết áp, đái tháo đường,…, phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau.

Mùa lạnh, các bệnh đều dễ tăng nặng, nhiều người thường tập trung điều trị bệnh lý khác mà tự ý bỏ thuốc xương khớp.

“Việc bỏ thuốc khiến bệnh tái phát nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh lâu dần sẽ bị cứng khớp, khớp mất chức năng, không còn khả năng đi lại, nguy cơ tàn phế rất lớn”, bác sĩ Tâm nhấn mạnh.

{keywords}
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tâm, Khoa Nội tiết - Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương - Ảnh: N.Liên

Nữ bác sĩ khuyến cáo, khi có các dấu hiệu của cơn đau cơ xương khớp cấp, người dân nên đến bệnh viện sớm để được tư vấn đúng cách.

Tuyệt đối không tự mua và sử dụng thuốc giảm đau mà không có sự hướng dẫn của thầy thuốc, bởi các thuốc giảm đau phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là nhóm thuốc dòng NSAID và nhóm corticoid đều nhiều tác dụng phụ.

Nhóm NSAID có tác dụng phụ trên tim mạch, dạ dày; trong khi nhóm corticoid lại dễ gây tình trạng giảm mật độ xương, ảnh hưởng đến ruột, chức năng thận, thậm chí suy tuyến thượng thận.

“Cơ xương khớp là bệnh lý không thể chữa khỏi, nên chỉ có điều trị thường xuyên và đúng cách; xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp mới giúp tránh được các đợt đau cấp”, bác sĩ Tâm cho hay.

Nguyễn Liên

Vừa thay khớp gối, vừa 'xử lý' u xương đùi

Vừa thay khớp gối, vừa 'xử lý' u xương đùi

Ca phẫu thuật được đánh giá là phức tạp khi vừa phải điều trị thoái hóa khớp gối, vừa xử lý khối u xương trước khi u này phá hủy xương đùi.