- Chính vì thói quen không rửa tay khiến nguy cơ nhiễm khuẩn BV tăng lên, tăng sử dụng kháng sinh, tăng kháng kháng sinh làm tăng chi phí điều trị.
TS Nguyễn Tiến Quang, Phụ trách công tác nhiễm khuẩn, BV K cho biết, nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế đang là vấn đề báo động toàn cầu do làm tăng tỉ lệ mắc bệnh, tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện thêm 9-24 ngày.
Đáng lưu ý, tình trạng nhiễm khuẩn làm tăng tỉ lệ kháng thuốc của vi khuẩn, buộc bác sĩ phải tăng sử dụng kháng sinh, làm tăng chi phí điều trị thêm ít nhất 2-32 triệu đồng.
Một nghiên cứu nhiễm khuẩn bệnh viện tại 55 bệnh viện của 14 quốc gia trên thế giới đại diện cho các khu vực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn chung ở mức 8,7%, tương đương với hơn 1,4 triệu người bệnh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện.
Nhiễm khuẩn bệnh viện luôn là thách thức với các cơ sở y tế, trong khi cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là rửa tay với xà phòng |
Tại Việt Nam, kết quả điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện tại 36 bệnh viện phía Bắc, tỉ lệ này là 7,9%. Trong đó nhiễm khuẩn hô hấp chiếm cao nhất, có BV lên tới 40%, kế đó là nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn mô mềm...
TS Quang cho biết, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện luôn là thách thức với các cơ sở y tế tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đến nay chỉ có hơn 37% bệnh viện thực hiện giám sát nhiễm khuẩn hiện mặc và chỉ có hơn 23% giám sát nhiễm khuẩn mắc mới.
Để kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất chính là vệ sinh tay. Theo WHO, vệ sinh tay được coi là liều vắc xin tự chế rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ một động tác vệ sinh tay sạch làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy gây ra cái chết cho hàng triệu người mỗi năm.
Qua kiểm tra, mỗi cm2 trên bàn tay có thể chứa tới hàng triệu vi khuẩn, trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Có tới 50% bệnh nhân mắc các bệnh dễ lây lan như cúm, tiêu chảy, sởi, tay chân miệng... đều do vệ sinh không đúng cách.
Tại BV K, cơ sở y tế đầu ngành điều trị các bệnh ung bướu với đặc điểm đa số các bệnh nhân được điều trị hoá trị, xạ trị, gây suy giảm miễn dịch nên việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện càng quan trọng.
Các bác sĩ, nhân viên y tế BV K thực hành rửa tay đúng quy trình với 5 bước |
Hưởng ứng ngày Thế giới rửa tay bằng xà phòng (15/10), BV K tổ chức phát động chiến dịch Vệ sinh tay năm 2018, đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế, người bệnh người nhà bệnh nhân từ 68% lên 90%, giảm thấp nhất tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
BV cũng yêu cầu lãnh đạo từng khoa, phòng ký cam kết thực hiện vệ sinh vay với Ban giám đốc, công đoàn bệnh viện, đưa nội dung thực hiện vệ sinh tay, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện trở thành tiêu chí xét thi đua, khen thưởng.
Để thực hiện cam kết này, ngoài việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân viên, người bệnh, người nhà người bệnh về tầm quan trọng của vệ sinh tay với chăm sóc y tế, bệnh viện cũng trang bị đầy đủ các dung dịch sát khuẩn trên xe tiêm, tại các cửa buồng bệnh, buồng khám bệnh.
Thúy Hạnh
Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh
Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam ngày càng gia tăng khi xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc.
Cảnh báo, siêu vi khuẩn ‘đá bay’ cả nước rửa tay có cồn
Các nhà khoa học nêu cảnh báo sau khi có bằng chứng cho thấy vi khuẩn đang ngày càng kháng với nước rửa tay có cồn.
Bé gái 3 tuần tuổi qua đời đột ngột chỉ vì bố mẹ quên rửa tay
Lời cảnh báo đau lòng của người bố về việc rửa tay sau khi anh phải nhìn con gái chỉ mới 3 tuần tuổi của mình qua đời.
Người Việt lười rửa tay, bệnh lây lan từ miệng
Khảo sát cho thấy tỉ lệ người Việt Nam rửa tay tại nhà, kể cả trong các cơ sở y tế rất thấp.
19 ca tử vong mỗi phút do đề kháng kháng sinh
Tuân thủ điều trị và chủ động phòng ngừa bệnh tật bằng vắc-xin sẽ góp phần giảm thiểu đề kháng kháng sinh, nguyên nhân có thể khiến 10 triệu người tử vong tính đến năm 2050.