- Hiện nay, đa số các nước trên thế giới áp dụng bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD - 10). Những rối loạn tâm thần được xếp theo mã số từ F0 đến F9.


Bệnh tâm thần phân liệt

Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn, ý thức còn rõ ràng và năng lực trí tuệ thường được duy trì.

Bệnh nhân thường cảm thấy ý nghĩ của mình hình như bị người khác biết hay lấy bớt, ý nghĩ bị vang thành tiếng, có sức mạnh tự nhiên hoặc siêu nhiên đang hoạt động làm ảnh hưởng đến ý nghĩ, cảm xúc hay hành vi của mình.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 18 đến 30, tỉ lệ mắc bệnh từ 0,5% đến 1% dân số. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc an thần phối hợp với liệu pháp lao động và thích ứng xã hội.

 

{keywords}


Bệnh động kinh

Bệnh động kinh được xếp vào bảng phân loại của chuyên khoa thần kinh, nhưng ở nước ta Ngành tâm thần quản lý và điều trị ngoại trú.

Đây là bệnh mạn tính, có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại các cơn co giật do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ.

Tỉ lệ mắc bệnh động kinh thường từ 0,4 - 0,5% dân số, thường bắt đầu ở lứa tuổi dưới 20.

Hoang tưởng

Hoang tưởng là triệu chứng của rối loạn tư duy trong các bệnh loạn thần. Hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần tạo ra, nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích và đả thông được. Hoang tưởng chỉ mất đi khi nào bệnh khỏi hay thuyên giảm.

Thường là những hoang tưởng dai dẳng, phát triển thành hệ thống và làm biến đổi nhân cách cách sâu sắc.

Trầm cảm

Trầm cảm là hội chứng rối loạn cảm xúc ngược lại với hưng cảm. Hội chứng trầm cảm điển hình gồm 3 thành phần chủ yếu, biểu hiện quá trình ức chế toàn bộ tâm thần.

- Cảm xúc bị ức chế: Khí sắc giảm, bệnh nhân buồn rầu, ủ rũ, mất thích thú, bi quan về tiền đồ. Nét mặt trở nên cau có, đôi khi nước mắt lưng tròng.

- Tư duy bị ức chế: Bệnh nhân suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn, thiếu tự tin cho mình là hèn kém. Trường hợp nặng có hoang tưởng tự buộc tội đưa đến ý tưởng và hành vi tự sát.

- Vận động bị ức chế: Bệnh nhân ít đi lại, ít nói, ăn uống kém, thường hay ngồi lâu trong một tư thế, có thể có hiện tượng bất động sững sờ. Đôi lúc trở nên lăn lộn, vật vã, khóc lóc,...

Hội chứng trầm cảm có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau. Trầm cảm là hội chứng cần theo dõi chặt chẽ và cấp cứu, đặc biệt đối với trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát.

Điều trị trầm cảm chủ yếu bằng thuốc chống trầm cảm, trong trường hợp trầm cảm nặng có thể sốc điện.

Trên đây là những bệnh tâm thần thường gặp. Như bạn đã thấy, bệnh tâm thần có nhiều loại từ nhẹ đến nặng và được điều trị bằng các phương pháp khác nhau.

Thành Luân (tổng hợp)

Phân biệt bệnh tâm thần và bệnh thần kinh

Phân biệt bệnh tâm thần và bệnh thần kinh

Nhiều bệnh nhân gặp các triệu chứng, biểu hiện của bệnh tâm thần nhưng lại chọn khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc ngược lại. Điều này dẫn đến việc thăm khám, điều trị không hiệu quả. 

Bệnh tâm thần phân liệt là gì?

Bệnh tâm thần phân liệt là gì?

Không ít người trong chúng ta đều đã nghe tới cụm từ "tâm thần phân liệt". Tuy nhiên, hầu hết lại không rõ chứng bệnh này thực sự là gì, biểu hiện ra sao, diễn biến như thế nào,... dẫn đến những hiểu lầm về căn bệnh. 

Điều trị tâm thần phân liệt bằng liệu pháp

Điều trị tâm thần phân liệt bằng liệu pháp

Để hỗ trợ điều trị bệnh tâm thần phân liệt, các nhà tâm lý học lâm sàng đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng thực tế lâm sàng những liệu pháp tâm lý nhằm giúp bệnh nhân phục hồi lại chức năng sống.