Bệnh nhân 951 (nam, 27 tuổi, Yên Thành, Nghệ An) thuộc đoàn 219 công dân từ Guinea Xích Đạo về nước chiều 29/7. Người này mắc Covid-19 thời điểm ở nước ngoài, tuy nhiên khi về Việt Nam đã có 3 lần liên tiếp âm tính nCoV. Ở lần xét nghiệm thứ 4, bệnh nhân bất ngờ tái dương SARS-CoV-2.

Thông tin này khiến không ít người lo lắng, bởi theo quy định hiện hành, sau 3 lần liên tiếp âm tính nCoV, nếu hết các dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân sẽ được công bố khỏi bệnh và cho ra viện, được địa phương quản lý.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Giang, Phó trưởng Khoa Virus-Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, trong những bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh, luôn có một tỷ lệ nhỏ có thể tái dương. Nhóm bệnh nhân từ Guinea Xích Đạo cũng không nằm ngoài tỷ lệ này.

Với trường hợp bệnh nhân 951, dù không còn các dấu hiệu lâm sàng nhưng ngay ở lần xét nghiệm thứ 3, kỹ thuật viên xét nghiệm đã phát hiện những chỉ số nghi ngờ việc tái dương trở lại. Do vậy, các bác sĩ quyết định giữ người này lại theo dõi, lấy xét nghiệm thêm lần thứ 4.

{keywords}
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Giang, Phó trưởng Khoa Virus-Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: N.Liên

Tiến sĩ Lê Văn Duyệt, Trưởng Labo sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào giải thích đầy đủ về cơ chế tái dương nCoV bởi đây là virus rất mới.

Tuy nhiên, có một số phân tích mà các nhà chuyên môn thường đưa ra để lý giải cho vấn đề này. Thứ nhất, bản chất của phương pháp xét nghiệm RT-PCR chỉ lấy 1 đoạn mồi để phát hiện gen của virus SARS-CoV-2. Độ nhạy của RT-PCR rất cao trong khi xét nghiệm này chỉ phát hiện mật mã di truyền của virus chứ không thể phát hiện toàn bộ con virus.

Như vậy, giả thuyết đặt ra là các test dương tính đã phát hiện những phần, mảnh của ARN của virus, có thể coi là xác virus trong quá trình cơ thể thải loại.

Về mặt thực hành, kết quả xét nghiệm còn phụ thuộc rất nhiều vào công tác lấy mẫu. Quy định hiện nay về mẫu xét nghiệm là lấy 2 loại mẫu gộp chung lại, gồm dịch hầu họng và dịch tỵ hầu.

Với dịch hầu họng, kỹ thuật viên phải quét được vùng amidan ở phía dưới họng, nếu chỉ quét ở vòm họng thì mẫu sẽ không chính xác. Tương tự, để lấy dịch tỵ hầu, cần đưa ống chọc sâu vào mũi với chiều dài khoảng 8 đến 10cm, gần với mang tai. Nếu chọc quá nông hoặc đưa chệch hướng sẽ không thể lấy được bệnh phẩm. Như vậy, nếu việc lấy bệnh phẩm sai cách, kết quả xét nghiệm chắc chắn sẽ âm tính.

Thông thường, những trường hợp đặc biệt, có nghi ngờ tái dương sau thời gian dài âm tính, kỹ thuật viên sẽ phải thực hiện xét nghiệm lại nhiều lần, thậm chí gửi mẫu đi kiểm tra chéo với nơi khác trước khi khẳng định kết quả.

Tiến sĩ Duyệt thông tin, trên thực tiễn, các ca tái dương có tổn thương phổi và biểu hiện lâm sàng rất mờ nhạt, thậm chí không có. Khi làm xét nghiệm, các chuyên gia phát hiện ngưỡng virus ở những người này cũng rất thấp. Bởi vậy, nguy cơ lây lan mầm bệnh ở những đối tượng này không cao.

{keywords}
Đoàn công dân Việt về từ Guinea Xích Đạo tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chiều 29/7 - Ảnh: Lê Anh Dũng

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Giang, Phó trưởng Khoa Virus-Ký sinh trùng nhấn mạnh thêm, việc tái dương có thể được phát hiện ở giai đoạn bệnh nhân đang trong bệnh viện, cũng có thể ở thời điểm bệnh nhân đã được về cách ly dưới sự theo dõi của y tế địa phương.

“Tuy nhiên, người dân không cần quá lo lắng bởi mỗi đợt xuất viện, các bác sĩ sẽ có danh sách gửi CDC địa phương để tiếp tục giám sát chặt chẽ và làm xét nghiệm cho những trường hợp hợp này”, bác sĩ Giang cho hay.

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, bệnh nhân Covid-19 được đủ điều kiện công bố khỏi bệnh và được xuất viện khi đã hết sốt ít nhất 3 ngày, tình trạng viêm phổi cải thiện. Ngoài ra, bệnh nhân phải có 3 lần xét nghiệm virus SARS-CoV-2 âm tính liên tiếp với khoảng cách giữa các lần ít nhất 24h.

Bác sĩ sẽ báo danh sách này về cho CDC địa phương giám sát. Bệnh nhân có thể được yêu cầu cách ly tại nhà hoặc do địa phương sắp xếp cơ sở cách ly.

Nguyễn Liên

Bức vẽ đặc biệt giúp người Việt ở Guinea Xích Đạo được về nước

Bức vẽ đặc biệt giúp người Việt ở Guinea Xích Đạo được về nước

2 ngày trước thời điểm về Việt Nam, bệnh tình của anh Đăng vẫn khá nặng, bác sĩ địa phương từ chối cho ra viện. Không thể diễn tả mong muốn do bất đồng ngôn ngữ, anh vội vờ lấy 1 tờ giấy và chiếc bút…

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.