Khả năng miễn dịch có được từ liều thứ hai của vắc xin Covid-19 suy yếu dần theo thời gian và sự xuất hiện biến thể Omicron đã khuyến khích các nước triển khai chiến dịch tiêm liều tăng cường. Nhờ đó, người đi tiêm sẽ có sự bảo vệ lâu dài hơn chống lại nguy cơ trở nặng do virus SARS-CoV-2.

Khuyến nghị tiêm liều vắc xin Covid-19 tăng cường dành cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên, ít nhất 3 tháng sau mũi tiêm thứ 2.

{keywords}

Ảnh minh họa: UL

Tuy nhiên, khi dịch bệnh lan tràn, nhiều người chưa thể tiêm tăng cường do vừa hồi phục sau khi nhiễm Covid-19.

Chính phủ Anh khuyến nghị, bất kỳ ai từng nhiễm Covid-19 nên đợi ít nhất 4 tuần trước khi tiêm liều vắc xin mới. Khoảng thời gian đó sẽ giúp phân biệt giữa phản ứng phụ của vắc xin và các tác động của bệnh.

Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng thể đơn dòng trong quá trình chữa trị, bạn sẽ phải đợi 90 ngày kể từ khi hồi phục để tiêm vắc xin. Kháng thể đơn dòng là các protein được tạo ra trong phòng thí nghiệm để bắt chước phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Một số người không nên tiêm liều tăng cường nếu từng có phản ứng nghiêm trọng với liều vắc xin trước đó.

Tác dụng phụ của liều tăng cường

Giống như mọi loại thuốc, vắc xin Covid-19 có nguy cơ gây ra một số phản ứng không mong muốn. Những người tiêm mũi 3 có thể xuất hiện các biểu hiện như đau và nhức chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, nhức cơ, biểu hiện giống cúm.

Thông thường, các triệu chứng xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn sau khi tiêm và không gây ra tác động nặng nề, kéo dài. Nếu bạn phải vật lộn với các triệu chứng như trên, bạn có thể dùng paracetamol để giảm bớt.

Hầu hết mọi người dân ở Anh sẽ được tiêm nhắc lại bằng vắc xin Pfizer hoặc Moderna.

An Yên (Theo Express)

Liên tục tiêm liều vắc xin Covid-19 tăng cường có thể gây hại hệ miễn dịch

Liên tục tiêm liều vắc xin Covid-19 tăng cường có thể gây hại hệ miễn dịch

Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu đưa ra lời khuyên khi một số nước cân nhắc tiêm liều vắc xin Covid-19 thứ 4.