WHO cho biết, vẫn chưa rõ tại sao chủng virus SARS-CoV-2 mới lại lây lan nhanh như vậy. Với dữ liệu hiện tại, có khả năng Omicron sẽ vượt xa biến thể Delta khi tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng bùng phát.

{keywords}

Tại một điểm xét nghiệm SARS-CoV-2 ở New York (Mỹ). Ảnh: Reuters

Theo dữ liệu sơ bộ, biến thể Omicron có thể làm giảm hiệu quả của các loại vắc xin Covid-19. Bởi vậy, các chuyên gia y tế đang khuyến nghị người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin tiếp tục tiêm liều tăng cường.

Tuy nhiên, Omicron được nhận định ít nguy hiểm hơn Delta. Hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Hiện chưa ghi nhận ca tử vong nào liên quan tới biến thể trên.

"Nguồn dữ liệu có sẵn bị hạn chế và không có bằng chứng đã được bình duyệt về hiệu quả của vắc xin đối với Omicron. Thông tin sơ bộ ghi nhận vắc xin giảm hiệu quả chống lại nhiễm Omicron", WHO nhận định.

Omicron được ghi nhận lần đầu ở Nam Phi vào cuối tháng 11. Ngay sau đó, WHO đã xếp biến thể này vào nhóm gây lo ngại do khả năng dẫn tới tái nhiễm cao hơn. Ngoài ra, Omicron còn có khoảng 50 đột biến, trong đó có 30 đột biến ở protein gai, yếu tố ảnh hưởng tới việc lây nhiễm bệnh cho con người. 

Trong chưa đầy 1 tháng, biến thể này đã lan ra khắp các châu lục. Ở châu Á, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia đã có những bệnh nhân đầu tiên. Tuy nhiên, số lượng ca nhiễm chưa nhiều và ít người trở nặng. 

An Yên (Theo Sputnik)

Giải mã yếu tố gen có thể giảm tác động của Covid-19 với người Nhật

Giải mã yếu tố gen có thể giảm tác động của Covid-19 với người Nhật

Đặc điểm di truyền ở tế bào bạch cầu có thể đã giúp người Nhật ít trở nặng và tử vong do Covid-19 hơn.

Triệu chứng ban đầu ở 89% người nhiễm biến thể Omicron

Triệu chứng ban đầu ở 89% người nhiễm biến thể Omicron

Các biểu hiện ban đầu của bệnh nhân nhiễm Omicron không nhiều, trong đó những cơn ho khan phổ biến nhất.