Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, con số này đã phá kỷ lục về số ca tử vong bởi Covid-19 trong ngày ở Đài Loan, với mức kỷ lục trước đó là 21 ca tử vong. Cùng ngày, Đài Loan cũng ghi nhận thêm 476 ca nhiễm mới trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm lên 10.956.
Kể từ 4/5 tới 4/6, số ca Covid-19 ở Đài Loan đã tăng từ 1.153 lên 10.446, tương đương tỷ lệ 805%. Trong đó, số ca nhiễm cộng đồng của hòn đảo đã tăng từ 94 lên 9.248, tương đương tỷ lệ 9.738% chỉ trong vòng 1 tháng.
Tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 ở Đài Loan hiện vẫn ở mức thấp, do gặp nhiều khó khăn trong việc mua thêm vắc xin. Đài Loan từng đặt mua 30 triệu liều vắc xin Covid-19, song cho đến nay mới chỉ nhận được 726.000 liều vắc xin của AstraZeneca và 150.000 liều vắc xin của Moderna.
APEC nhất trí xúc tiến vận chuyển vắc xin
Các bộ trưởng từ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) hôm 5/6 đã đồng ý xúc tiến việc vận chuyển vắc xin Covid-19 và các hàng hóa liên quan.
Một lô vắc xin Covid-19 tại cảng quân sự Seongnam, Hàn Quốc hôm 5/6. Ảnh: Reuters |
Theo hãng thông tấn Reuters, trong một tuyên bố sau cuộc họp trực tuyến hôm 5/6, các bộ trưởng APEC cho hay sẽ "xúc tiến việc vận chuyển vắc xin Covid-19 và những hàng hóa liên quan qua các cảng hàng không, đường biển và đường bộ".
"Chúng tôi sẽ xem xét các hành động tự nguyện để giảm chi phí của các sản phẩm này cho người dân của mình, đặc biệt thông qua cách khuyến khích mỗi nền kinh tế xem xét các khoản phí được áp dụng ở biên giới nước họ đối với vắc-xin Covid-19 và các hàng hóa liên quan", tuyên bố cho biết.
Dù vậy, APEC vẫn chưa đạt được đồng thuận trong việc dỡ bỏ các khoản thuế. Mức thuế trung bình của các nước đối với vắc xin Covid-19 ở mức khoảng 0,8% nhưng các mặt hàng quan trọng khác trong chuỗi cung ứng vắc xin như thiết bị đông lạnh, vật liệu đóng gói... phải gánh mức thuế trung bình trên 5%, và thuế nhập khẩu có thể lên tới 30%.
Các bộ trưởng APEC dự kiến sẽ thảo luận về việc ủng hộ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với vắc xin Covid-19, vấn đề đang được đàm phán tại Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ấn Độ nới lỏng phong tỏa một số bang
Một số bang của Ấn Độ đang nới lỏng các biện pháp hạn chế và phong tỏa, trong bối cảnh quốc gia đông dân thứ hai thế giới hôm 5/6 ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày thấp nhất trong gần 2 tháng qua.
Thủ đô New Delhi nằm trong số những nơi được nới lỏng hạn chế. Các cửa hàng trong thành sẽ được phép mở cửa vào các ngày luân phiên nhau. Các văn phòng tư nhân cùng hệ thống tàu điện cũng sẽ được phép hoạt động với sức chứa bằng 50% mức ban đầu.
Ở phía bắc, bang Uttar Pradesh giữ nguyên lệnh giới nghiêm vào buổi tối đối với 55 trong số 75 quận. Theo người phát ngôn chính quyền bang, các quận ghi nhận dưới 600 ca nhiễm Covid-19 được phép mở cửa kèm theo một số hạn chế. Những nơi còn ghi nhận hơn 600 ca nhiễm sẽ tiếp tục bị phong tỏa cho đến khi có các mệnh lệnh tiếp theo.
Chính quyền bang Maharashtra đã đưa ra kế hoạch phân loại 5 cấp độ nhằm giảm bớt các hạn chế tùy thuộc vào tỷ lệ ca nhiễm và giường bệnh ở từng khu vực. Tại các khu vực cấp độ 1, với tỷ lệ ca nhiễm dưới 5% và công suất giường bệnh dưới 25%, tất cả các cửa hàng, nhà hàng và trung tâm thương mại sẽ được phép mở cửa trở lại. Nhưng các khu vực cấp độ 5, với tỷ lệ ca nhiễm trên 20%, sẽ vẫn bị hạn chế đi lại.
Tại bang Gujarat, tất cả các văn phòng chính phủ và tư nhân sẽ được phép hoạt động với đầy đủ nhân viên kể từ 7/6. Chính quyền Gujarat cũng đã nới lỏng hạn chế đối với các hoạt động thương mại, khi cho phép các cửa hàng ở 36 thành phố được mở cửa trong thời gian lâu hơn.
Còn ở bang Odisha, tình trạng phong tỏa đã được nới lỏng ở 3 quận nhờ sự suy giảm số ca nhiễm mới, trong khi bang Tamil Nadu cho phép các cửa hàng bán lẻ mở cửa gần như cả ngày, và các công sở được hoạt động với sức chứa bằng khoảng 30% so với ban đầu.
Theo các thống kê chính thức, số ca nhiễm hàng ngày được ghi nhận trên khắp Ấn Độ đã giảm từ khoảng 400.000 ca vào tháng 5 xuống còn xấp xỉ 120.000 ca vào đầu tháng 6 này. Số ca tử vong bởi Covid-19 ở Ấn Độ trong 24 giờ qua cũng đã giảm xuống còn 2.574, thấp hơn mức 3.382 ca được ghi nhận trong ngày 4/6.
Malaysia thử nghiệm vắc xin mới của Trung Quốc
Malaysia hôm 5/6 đã tham gia vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3 đối với vắc xin Covid-19 được sản xuất bởi Công ty Sản phẩm sinh học Kangtai Thâm Quyến của Trung Quốc.
Tiến sĩ Noor Hisham Abdullah, lãnh đạo cơ quan y tế Malaysia, cho biết đợt thử nghiệm lâm sàng được tổ chức tại 8 trung tâm nghiên cứu trong hôm 5/6, thu hút sự tham gia của 3.000 người lớn từ 18 tuổi trở lên. Thời gian thử nghiệm dự kiến sẽ mất từ 15 đến 19 tháng.
"Ngoài Malaysia, các quốc gia khác tham gia vào cuộc thử nghiệm lâm sàng này bao gồm Colombia, Argentina, Pakistan, Philippines và Ukraina", Tiến sĩ Noor Hisham chia sẻ. "Vắc xin của Kangtai được Trung Quốc phê duyệt sử dụng khẩn cấp từ ngày 14/5".
Cũng theo tiến sĩ, đây là một lợi thế cần thiết của nước này để sớm đạt miễn dịch cộng đồng thông qua các chương trình tiêm chủng trên toàn quốc. Cuộc thử nghiệm có thể cung cấp thông tin lâm sàng về hiệu quả, độ an toàn và tính bền vững của vắc xin với người dân Malaysia.
Quốc gia Đông Nam Á đã ghi nhận 7.452 ca nhiễm Covid-19 mới trong hôm 5/6, thấp hơn một chút so với 7.748 ca nhiễm được ghi nhận một ngày trước đó.
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
Việt Anh
Anh báo động Covid-19 trở lại, Trung Quốc phê duyệt vắc xin cho trẻ 3 tuổi
Số ca nhiễm mới ở Anh tăng đến mức báo động sau một thời gian nằm trong sự kiểm soát.
Nga sẵn sàng giúp Việt Nam sản xuất vắc xin Covid-19, Campuchia có ca mắc biến thể mới
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, nước này không chỉ phát triển được vắc xin ngừa Covid-19 hiệu quả mà còn sẵn sàng trợ giúp các nước đối tác sản xuất chế phẩm này.