Gần một triệu tù nhân tại các trại cải tạo Gulag ở Liên Xô đã được trao cơ hội chiến đấu vì Tổ quốc vào thời kỳ Thế chiến 2. Nhiều người trong số họ chiến đấu can đảm tới mức họ trở thành các Anh hùng của Liên Xô.

Trong Thế chiến 2, các tù nhân Gulag không ngồi yên thụ động. Họ tham gia xây dựng đường sá và sân bay, khai thác gỗ, than và dầu mỏ, chế tạo hàng hóa phục vụ Hồng quân.

Tuy nhiên, có một bộ phận tù nhân được trao quyền tự do để cầm vũ khí đánh đuổi quân phát xít xâm lăng.

{keywords}
 

Số lượng đông không ngờ

Ban đầu, người ta không mảy may suy nghĩ lại có chuyện sẽ phóng thích các phạm nhân Gulag và sung họ vào quân ngũ.

Tuy nhiên các thất bại nặng nề và các tổn thất lớn về nhân lực vào năm 1941 (khi phát xít Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô) đã khiến điện Kremlin phải suy nghĩ lại. Theo đó, các tù nhân không phạm các tội nghiêm trọng sẽ được trao cơ hội xóa tội nếu chịu phụng sự Tổ quốc và được tuyển vào Hồng quân và Hải quân Xô viết (Hạm đội Đỏ). Các chính trị phạm – “kẻ thù của nhân dân” và những ai bị kết tội cướp có vũ trang thì không được phép trở thành binh sĩ Liên Xô. Nhóm đối tượng này thường bị kiểm soát chặt chẽ.

Không có các đơn vị đặc biệt dành riêng cho các cựu tù nhân Gulag. Và họ cũng không tham gia các tiểu đoàn quân pháp được thành lập để đối phó với tình trạng đào ngũ. Các tù nhân này được cử tới các đơn vị chính quy để làm binh lính thông thường.

Năm 1941, hơn 420.000 người lính-tù nhân được đưa ra mặt trận. Trong các năm 1942-1943, có thêm 157.000 lính như thế nữa. Trong toàn bộ Thế chiến 2, gần một triệu tù nhân Gulag được gửi ra mặt trận để bổ sung cho hàng ngũ Hồng quân.

Chiến đấu xả thân

Các cựu tù nhân Gulag thường thể hiện sự nhiệt tình lớn lao khi tham chiến. Lòng ái quốc và sự căm thù quân xâm lược không phải là các lý do duy nhất để các tù nhân này cố gắng được ra mặt trận. Khi chiến tranh bùng nổ, khẩu phần ăn trong các trại tù thường bị cắt giảm đáng kể. Và việc trở thành một quân nhân là cơ hội hoàn hảo để tránh cái đói.

Ngoài ra, để lấy lại thanh danh, những người tù này đã ra sức chiến đấu một cách can đảm và bền bỉ.

{keywords}
 

Sĩ quan pháo binh Xô viết Evgeny Vesnik nhớ lại: “Những tội phạm đó chiến đấu dữ dội không ai sánh bằng. Vì sao? Là do tôi đối xử họ như con người... Họ là những người đầu tiên kéo các cỗ pháo dưới hỏa lực địch, là người đầu tiên xây tháp quan sát. Họ chiến đấu như con thú! Tôi đã chuyện trò với họ, tặng thưởng cho họ. Và đã có kết quả như vậy đó...”.

Nhiều cựu tù Gulag được chỉ huy khen thưởng. Một số thậm chí trở thành Anh hùng Liên Xô. Chẳng hạn, cựu tù Alexey Otstavnov còn được thăng lên lon trung úy. Với những chiến công anh hùng khi vượt sông Dnieper vào năm 1943, anh đã được tặng thưởng danh hiệu cao quý nhất.

Người nổi tiếng nhất trong số các tù nhân Gulag được thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô là Alexander Matrosov. Anh này đã hy sinh bản thân bằng cách lấy thân mình để chặn một khẩu súng máy Đức. Tên của anh đã đồng nghĩa với chủ nghĩa anh hùng ở Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay. Ít người biết rằng, anh ấy gia nhập Hồng quân ngay sau khi rời khỏi trại cải tạo, nơi anh ta phải ngồi tù vì tội trộm cướp.

Tất nhiên không phải tất cả các tù nhân Gulag đều háo hức chiến đấu vì Tổ quốc và được tha thứ. Nhiều tù nhân chính trị Liên Xô tự xem mình là kẻ thù của chế độ Xô viết và sẵn sàng đứng cùng phe với Đệ tam Đế chế (tức Đức Quốc xã) để chiến đấu chống người Bolshevik. Cơ quan tình báo Đức nhận thức rõ về tâm tư đó và đã vạch kế hoạch kích động sự nổi dậy trong các trại cải tạo Gulag. Nhưng các nhóm đặc vụ Đức luồn vào hậu phương Liên Xô để thực thi nhiệm vụ này đều đã thất bại.

Những tân binh Hồng quân được tuyển từ các trại tù nếu vẫn ngựa quen đường cũ thì sẽ bị gửi trở lại nhà tù, thậm chí bị hành quyết ngay tại chiến trường nếu phạm trọng tội. Tuy nhiên đa số các tù nhân này đã chớp lấy cơ hội để làm lại cuộc đời.

Theo VOV