Theo trang Worldometers, Mỹ và Ấn Độ là hai nước có số ca nhiễm mới cao nhất thế giới trong 24 giờ qua lần lượt là 58.900 và 53.500, nhưng đã giảm nhiều hơn so với số liệu ghi nhận một ngày trước đó. Các nước có số ca nhiễm mới trên 10.000 trong 24h qua là Italia, Brazil, Đức, Pháp, Ba Lan, Cộng hòa Czech và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuba sẽ tiêm chủng toàn dân trong năm nay
Hãng tin Reuters dẫn lời Giám đốc Cơ quan Khoa học và Đổi mới công nghệ thuộc Bộ Y tế Cuba, bà Ileana Morales cho biết, gần 1,7 triệu người dân sống tại thủ đô Havana sẽ được tiêm chủng vào tháng Năm tới. Tiếp đó, nước này sẽ đạt mục tiêu tiêm cho 6 triệu người vào tháng 8/2021. Cuối cùng, toàn bộ 11 triệu dân Cuba sẽ được tiêm vắc-xin vào cuối năm nay.
Vắc-xin ngừa Covid-19 Abdala do Cuba tự sản xuất. Ảnh: Ultimasnoticias |
Dự kiến, các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch của Cuba và người dân trên 60 tuổi sẽ là những người được nhận vắc-xin ngừa Covid-19 trong đợt tiêm chủng sắp tới.
Liên minh châu Âu lên kế hoạch siết chặt xuất khẩu vắc-xin
Hãng tin Reuters dẫn lời Ủy viên Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) Valdis Dombrovskis cho biết, khối này đã lên kế hoạch sửa đổi một số quy tắc xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19 nhằm làm rõ quyết tâm khi EU muốn chặn các chuyến vận chuyển vắc-xin tới những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao như Anh, hoặc tới những quốc gia không chịu xuất khẩu vắc-xin họ tự sản xuất.
Dự kiến, kế hoạch sửa đổi quy tắc xuất khẩu vắc-xin sẽ là chủ đề được giới lãnh đạo các quốc gia EU đưa ra thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến được tổ chức vào ngày 25/3.
Số liệu được EU công bố cho thấy, khối này đã xuất khẩu 43 triệu liều vắc-xin tới 33 quốc gia và vùng lãnh thổ từ cuối tháng 1/2021, trong đó có gần 11 triệu liều được chuyển tới Anh. Hơn 380 yêu cầu xuất khẩu đã được EU thông qua và chỉ có một lời đề nghị bị từ chối.
Ấn Độ ngừng xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19
Chính quyền Ấn Độ ngày 24/3 đã cho ngừng tạm thời các đơn hàng xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19 AstraZeneca được Công ty Serum Institute of India (SII) sản xuất, do số ca nhiễm tại nước này thời gian gần đây tăng mạnh.
Một nguồn tin thân cận với vấn đề này nói với Reuters rằng, động thái trên của giới chức Ấn Độ có thể gây ảnh hưởng tới nguồn cung cấp của chương trình chia sẻ vắc-xin COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) đồng dẫn đầu.
“Mọi việc đều phải lùi lại, ít nhất vào lúc này. Sẽ không có chuyện xuất khẩu vắc-xin cho tới khi tình hình ở Ấn Độ ổn định. Chính phủ Ấn Độ sẽ không tiến hành xuất khẩu trong khi rất nhiều người dân đang cần được tiêm chủng”, nguồn tin giấu tên nói.
Hiện Bộ Ngoại giao Ấn Độ và đại diện SII chưa đưa ra bình luận về việc ngừng xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19.
Diễn biến mới liên quan tới đại dịch Covid-19 toàn cầu
Số liệu từ Tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế ngày 24/3 cho biết, các quốc gia đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo có tỉ lệ xét nghiệm Covid-19 trên đầu người thấp tới 48 lần so với những nước không có khủng hoảng. Ngoài ra, 32 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do dịch chỉ nhận được có 2% lượng vắc-xin phòng bệnh trên toàn cầu, cho dù toàn bộ dân số những quốc gia này chiếm hơn 19% dân số thế giới.
Một nghiên cứu được các nhà khoa học Anh công bố hôm 24/3 cho biết, những phụ nữ dưới 50 tuổi khi bị nhiễm Covid-19 sẽ chịu những tác động lâu dài hơn những đối tượng khác, và có hơn một nửa số bệnh nhân sẽ mất tới ba tháng để hồi phục hoàn toàn. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những người sau khi khỏi Covid-19 đã trải qua các triệu chứng kéo dài bao gồm việc khó thở ngày càng gia tăng và chất lượng cuộc sống bị giảm đi”, bác sĩ Janet Scott làm việc tại Viện Nghiên cứu virus MRC thuộc Đại học Glasgow nói.
Tuấn Trần
Vệ binh quốc gia Mỹ bị phục kích khi vận chuyển vắc-xin Covid-19
Theo tờ Military Times, vụ phục kích trên xảy ra vào sáng 22/3 (giờ Mỹ) tại miền tây bang Texas.
Ông Putin tiêm vắc-xin Covid-19, Thủ tướng Anh bày tỏ hối hận
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiêm mũi vắc-xin ngừa Covid-19 vào ngày 23/3. Cùng ngày, Thủ tướng Anh Boris Johnson bày tỏ hối hận với cách ứng phó dịch bệnh.
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.